Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào

doc 39 trang thienle22 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_gv_nguyen_thi_thanh.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào

  1. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Tuần 12 Sáng thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 ĐẠO ĐỨC: BÀI 5. EM TỰ GIÁC HỌC TẬP(T2) I.MỤC TIÊU: - Em nhận biết được vì sao cần tự giác trong học tập. - Em biết được ý nghĩa của việc tự giác trong học tập. - Em thực hiện các hành động tự giác trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, nhạc bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 5. Em hãy chọn đồ dùng phù hợp cho các môn học. - Có thể chia nhóm 2 thành viên bằng một trong những cách sau: chia theo vị trí ngồi, chia ngẫu nhiên, chia bằng dấu hiệu (đánh số, giấy màu, mẫu hình). - Hướng dẫn HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích. - Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Mĩ thuật? - Môn Mĩ thuật cần có sách, bút chì, tẩy, bút màu - Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Toán? - Môn Toán cần có sách, bút, thước kẻ - Em cần có đồ dùng học tập gì để học môn Đạo đức? - Môn Đạo đức cần có sách - Cho thời gian HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án. - Mời một vài cặp xung phong phát biểu. - GV nhận xét: môn Mĩ thuật cần có sách, bút chì, tẩy; môn Đạo đức cần có sách. - GV nhấn mạnh: việc chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ sẽ giúp em có một ngày học tập hiệu quả *ĐGTX: + Tiêu chí: - Giúp HS biết sắp xếp, lựa chọn đồ dùng học tập cá nhân để chuẩn bị cho mỗi ngày đến trường. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động 6. Em hãy đóng vai cùng các bạn xừ lí tình huống sau. - Có thể chia cặp đôi bằng một trong những cách sau: chia theo vị trí ngồi, chia ngẫu nhiên, chia bằng dấu hiệu (đánh số, giấy màu, mẫu hình). - Hướng dẫn HS quan sát tranh và tìm hiểu tình huống. + Tranh vẽ gì? + Tranh vẽ các bạn đang làm bài kiểm tra. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Bạn nam trong tranh nói gì? + Bạn nam trong tranh nói “Ôi, bài khó quá! Vừa nãy cô giảng như thế nào nhỉ? + Nếu em là bạn ngồi cạnh em sẽ nói với bạn như thế nào? + Nếu em là bạn ngồi cạnh em sẽ nói với bạn: Trong giờ học bạn phải chú ý nghe cô giảng bài - GV mời 3-5 cặp đôi đóng vai tình huống. - HS lên đóng vai giải quyết tình huống. - GV nhận xét và nhấn mạnh: cần tập trung nghe giảng khi thầy cô giáo giảng bài. *ĐGTX: + Tiêu chí: - Giúp HS trải nghiệm tình huống thực tế để đưa ra cách giải quyết đúng. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 7. Em hãy tự giác soạn đồ dùng học tập hằng ngày trước khi đến lớp. - Thành lập các nhóm hỗ trợ học tập, giám sát việc rèn luyện thói quen tự giác soạn đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm sau một tuần rèn luyện. *ĐGTX: + Tiêu chí: - Giúp HS rèn luyện thói quen tự giác trong học tập. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. CỦNG CỐ , DẶN DÒ - Hôm nay các em học bài gì? - GV dặn HS làm BT trong VBT. - GV nhận xét giờ học. - Khen ngợi học sinh. TIẾNG VIỆT: BÀI 12A: ƯƠM, IÊM, YÊM (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng vần ươm, iêm, yêm, đọc trơn các tiếng từ ngữ đoạn đọc. Hiểu từ ngữ qua tranh, hiểu ý chính của đoạn đọc.( trả lời được câu hỏi đọc hiểu) - Viết đúng ươm, iêm, yêm, bướm - Biết Biết nói về cảnh vật trong tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh SHS phóng to HĐ 1, HĐ 4. Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Vở tập viết 1, tập 1. - Mẫu chữ to viết trên bảng lớp để HD HS viết chữ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: NGHE - NÓI: - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Bạn thấy gì trong tranh? - HS cặp đôi thảo luận rồi chia sẻ trong cặp - HS chia sẻ trước lớp, Nhóm khác nhận xét - GV: Bài 10A: Trong tranh có dừa xiêm, bé có yếm mới, đàn bướm bay dập dờn hôm nay chúng ta học các vần ướm, iêm, yêm. HS nêu đề bài: cá nhân, nhóm, lớp * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Cặp đôi hỏi đáp về cây cối, con vật trong tranh + PP:Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC a, Đọc tiếng, từ khóa - Cá nhân HS chỉ từ: đàn bướm, dừa xiêm tranh ở HĐ 1 đọc tên 3 sự vật theo HD của GV * Học vần ươm: - HS đọc: đàn bướm ( đồng thanh, nhóm, cá nhân ). -HS nêu cấu tạo của tiếng bướm: có âm đầu b, vần ươm, thanh sắc. - HS nêu cấu tạo vần ươm: có âm ư, âm ơ, m - HS đánh vần: ư - ơ- m- ươm ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) đọc trơn: ươm ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) - HS đánh vần tiếng: bờ - ươm - bươm – sắc – bướm. ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) Đọc trơn: bướm ( lớp, nhóm, cá nhân) - HS đọc: đàn bướm ( lớp, nhóm, cá nhân) - HS nghe GV giải thích: đàn bướm: - HS đọc: ươm, bướm, đàn bướm ( lớp, nhóm, cá nhân). Đọc: đàn bướm, bướm, ươm ( lớp, nhóm, cá nhân) * Vần iêm, yêm tiến hành tương tự * Ba vần: ươm, iêm, yêm có gì giống nhau? có gì khác nhau? b. Đọc tiếng từ ngữ chứa vần mới: - HS nghe GV giao nhiệm vụ: đọc từ trong từng ô chữ: Hồ Gươm, lúa chiêm, hạt cườm -HS đọcHồ Gươm ( lớp. Nhóm, cá nhân) tìm tiếng chứa vần “ươm”. HS: Gươm, chứa vần gì? ( HS: vần “ươm”) - Các từ khác tiến hành tương tự. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c. Đọc hiểu: - Nhóm đôi: quan sát 3 tranh nói nội dung từng tranh Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Tranh vẽ gì? - Dựa vào tranh để tìm vần ươm, iêm, yêm phù hợp mỗi tranh - Cá nhân HS đọc lại: âu yếm, túi cườm, múa kiếm - Tìm tiếng chứa vần hôm nay học: kiếm, cườm, yếm * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đọc đúng vần at, ăt, ât, đọc đúng tiếng, từ ngữ chứa vần mới, hiểu và nối được cụm từ phù hợp với vần đã học + PP:Vấn đáp, quan sát, luyện tập + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3. VIẾT: Cả lớp nghe GV nêu nhiệm vụ: - HS viết vần: ươm, iêm, yêm vào bảng con - HS nhận xét bạn viết, GV bổ sung sủa nét nếu HS viết sai. - HS luyện viết: “bướm” vào bảng con - HS viết bài vào vở ô ly, mỗi vần, mỗi tiếng viết 1 dòng. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài - Nhận xét bài viết của HS 3 em, * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS viết được vần: ươm, iêm, yêm tiếng ứng dụng: “bướm” đúng kĩ thuật, nối nét mềm mại + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 4. NGHE – NÓI: a. Cặp đôi HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ gì? - Chuồn chuồn bay lượn ở đâu? Chúng bay đi đâu? b. Luyện đọc trơn: - HS nghe GV đọc mẫu đoạn trước lớp, đọc theo HD của GV - Cặp đôi đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn, đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. c. Đọc hiểu: - Cá nhân HS đọc và trả lời câu hỏi cuối đoạn Cặp đôi: 1 HS hỏi, 1 HS nêu câu trả lời - Vì sao cả đàn chuồn bay đi? C. Vì biết trời sẽ mưa. * GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. * ĐGTX: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Tiêu chí đánh giá: - HS luyện đọc đoạn văn: Biết trời sẽ mưa lựa chọn câu trả lời đúng + PP: Vấn đáp, quan sát, kể chuyện + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Nghe GV dặn dò HS làm BT trong vở BT. Chiều thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 12B: ÔN TẬP am, ăm, âm; om, ôm, ơm; em, êm, im; um, uôm; ươm, iêm, yêm (2T) I. Mục tiêu - Đọc trơn các tiếng chứa vần có âm cuối m, các từ ngữ có tiếng chứa vần có âm cuối m. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. - Nghe kể câu chuyện Ước mơ của Sim và trả lời câu hỏi. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ thể hiện nội dung HĐ2a. - Tranh và thẻ chữ phóng to HĐ2b. - Tranh phóng to HĐ3. - 9 thẻ chữ: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. III. Các hoạt động dạy học: *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nghe – nói - Thi nói nối tiếp các tiếng chứa vần có kết thúc bằng m. - Cả lớp: GV nêu cách chơi: Cô (thầy) có 9 thẻ chữ ghi các vần chứa âm cuối m. Cả lớp cùng tham gia chơi theo phân công như sau: + 3 nhóm, mỗi nhóm nhận 3 thẻ chữ (am, ăm, âm; om, ôm, ơm; em, êm, im). + HS trong nhóm đọc các thẻ chữ và thi nói nối tiếp các tiếng có vần chứa âm cuối m theo thẻ đã nhận. - Nhóm: GV giao cho các cá nhân chuẩn bị. - Cả lớp: nhóm nào nói được nhiều tiếng thì được khen. - Nhận xét, khen nhóm thắng cuộc *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nói được các tiếng có kết thúc bằng m. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Đọc Đọc vần, từ ngữ. - Cả lớp: - GV quay bảng phụ đã ghi 2 bảng A, B; GV hỏi khi chỉ vào các dòng ngang: Mỗi dòng ở 2 bảng A, B thể hiện những gì? -Một số HS trả lời: + Dòng thứ nhất thể hiện các vần có âm cuối m. + Dòng thứ hai thể hiện các từ ngữ có tiếng chứa vần có âm cuối m. - HS đọc trơn các vần, tiếng, từ ngữ trong bảng. b) Đọc câu. - Cả lớp: GV đính tranh và chữ phóng to HĐ2b trên bảng, nghe GV nêu yêu cầu đọc 3 câu dưới tranh. - Nhóm: Xác định thấy gì ở mỗi bức tranh. - Cả lớp: Yêu cầu HS đọc câu theo thước chỉ của GV. + Dãy bàn HS đọc trơn bảng ôn. + Một vài cá nhân đọc trơn bảng ôn. *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn được các tiếng, từ trong bảng ôn. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Nghe – nói Nghe kể câu chuyện Ước mơ của Sim và trả lời câu hỏi. Cả lớp: - GV treo 3 bức tranh trên bảng, giới thiệu: 3 bức tranh thể hiện câu chuyện Ước mơ của Sim. Các em có thích nghe kể về ước mơ của bạn ấy không? Cô (thầy) sẽ kể cho các em nghe. - GV kể câu chuyện khi chỉ vào từng bức tranh: + Quê Sim gần nơi có tàu hoả chạy qua. Sim thấy đoàn tàu chạy lượn theo sườn núi rất đẹp. + Sim được bố tặng đồ chơi đoàn tàu. Khi chơi đồ chơi, Sim mơ ước sau này trở thành người lái tàu để được đi khắp mọi miền của đất nước. + Sim kể với bố ước mơ của mình và được bố động viên là phải cố gắng học tập và rèn luyện thân thể tốt. Nghỉ hè, bố Sim thưởng cho bạn ấy một chuyến đi tàu hoả về Thủ đô. Ngồi trên tàu, cô bé mong sớm đến ngày được ngồi lái tàu. - GV chỉ vào từng bức tranh và nói lại nội dung tóm tắt của câu chuyện (mỗi em nói 1 đoạn). - Quan sát và ghi nhớ nội dung tóm tắt câu chuyện. - Lần lượt nêu mỗi em 1 đoạn - Nhận xét, bổ sung, cho HS. - HS trả lời từng câu hỏi dưới tranh. + Vì sao Sim thích nhìn đoàn tàu? Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Sim thấy đoàn tàu chạy lượn theo sườn núi rất đẹp. + Sim thường chơi đồ chơi nào? + Đồ chơi đoàn tàu + Ngồi trên tàu hỏa, Sim nghĩ đến điều gì? + Cô bé mong sớm đến ngày được ngồi lái tàu. - GV chốt đáp án. + Trong các món đồ chơi của em em thích đồ chơi nào nhất? + HS trả lời theo ý của mình. + Em có mơ ước gì không? + Để đạt được ước mơ em phải làm gì? + Chăm ngoan,học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô - Nhận xét tiết học. *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nghe và hiểu được nội dung câu chuyện: Ước mơ của Sim. Có thể kể lại được câu chuyện theo đoạn. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - GV dặn dò làm BT trong VBT. Sáng thứ ba, ngày 01 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 12C: ap ăp âp ( Tiết 1,2) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng vần ap, ăp, âp; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, đoạn đọc. Hiểu nghì từ ngữ qua tranh, hiểu nội dung chính đoạn văn. - Viết đúng: ap, ăp, âp, sạp. Nói được tên sự vật, hoạt động chứa vần ap, ăp, âp. - Biết nói về cảnh vật trong tranh. *KT: Đọc các vần ap, ăp, âp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - GV: Tranh phóng to HDD1, HĐ2c; bảng phụ HĐ2b; Thẻ chữ HĐ2c; - HS:Bảng con, phấn, SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: HS quan sát tranh HĐ 1 được GV treo lên bảng, nghe Gv gợi ý: Các em hãy hỏi – đáp trong nhóm về cảnh vật trong bức tranh: Bạn thấy gì ở người và vật trong tranh? ( thấy các bạn nhỏ đang tập võ bên vườn cải bắp, đang múa sạp). - Nhóm: Hỏi – đáp về bức tranh. - Cả lớp: + Một vài nhóm hỏi – đáp trước lớp. + HS nghe GV nhận xét. + HS nhìn GV viết tên bài lên bảng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Hỏi – đáp về cảnh vật trong bức tranh. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: + HS mở sách HS, nhìn GV viết tiếng/ từ khóa trên bảng, nghe Gv giải thích. Tiếng sạp có âm đầu s, vần ap và thanh nặng. Tiếng bắp có âm đầub, vần ăp và thanh sắc. Tiếng tập có âm đầu t, vần âp và thanh nặng. + HS nghe GV đánh vần, đọc trơn: Sờ - ap – sap – nặng – sạp. Đọc trơn: sạp. + HS đánh vần, đọc trơn theo GV. + HS nghe Gv đọc trơn: múa sạp và đọc trơn theo GV. + HS nghe GV đọc trơn ăp, bắp, cải bắp; âp, tập, tập võ và đọc trơn theo GV. - Cá nhân: Đọc trơn: ăp, bắp, cải bắp; âp, tập, tập võ. - Cả lớp: + HS đọc trơn: ap, sạp, múa sạp; ăp, bắp, cải bắp; âp, tập, tập võ. + 1 số HS đọc trơn các vần, tiếng, từ ngữ vừa học. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc được tiếng sạp, bắp, tập; từ khóa múa sạp, cải bắp, tập võ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: HS nhìn bảng phụ, nghe GV nêu yêu cầu: Đọc các từ chứa vần mới; Tìm tiếng chứa vần ap, ăp, âp. - Nhóm: Đọc các từ mới, đọc tiếng chứa vần ap, ăp, âp. - Cả lớp: + Một số HS đọc trơn cả 3 từ, tiếng chứa vần ap, ăp, âp. + 1 số HS tìm từ, tiếng ngoài bài chứa vần mới. Nghỉ giữa tiết * Trò chơi “ Bắn tên” - HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi. - Nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc được các từ ngữ chứa vần mới:ấm áp, lắp bắp, tấp nập. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu: - Cả lớp: HS quan sát GV đính tranh và chữ phóng to HĐ 2c trên bảng, nghe Gv nêu yêu cầu nói về những bức tranh. + Các em thấy gì ở mỗi bức tranh?( bé trai gấp quần áo; cáp treo; hai bạn gặp nhau). + Các em đọc các từ ngữ đặt dưới các tranh: gấp quần áo, gặp bạn, cáp treo. + HS theo thước chỉ của Gv đọc từ ngữ dưới tranh. - Cá nhân: Nhìn sách đọc. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc lại các từ ngữ: gấp quần áo, gặp bạn, cáp treo. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. TIẾT 2 HĐ 3: Viết Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: HS nhìn Gv viết mẫu chữ ap, ăp, âp, sạp; nghe GV nhắc cách viết chữ, nối chữ, cách đặt dấu nặng trên chữ sạp. - Cá nhân: viết bảng con. - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết ap, ăp, âp, sạp. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc Đọc đoạn Rùa chạy thi với thỏ - Cả lớp: + HS quan sát tranh HĐ 4 trong sách HS nghe GV hỏi: Các em thấy gì trong tranh?. ( trong tranh có những con vật nào? Chúng đang làm gì?) + 1 vài HS trả lời: Trong tranh rùa đang về đến đích, thỏ xấu hổ nấp sau bụi rậm. + HS nghe GV đọc trơn đoạn; GV nhắc HS chú ý chỗ ngắt nghỉ. + HS đọc trơn cả đoạn theo GV + HS đọc trơn phần 1 của đoạn; 1 HS đọc phần còn lại. - Nhóm: + Cá nhân luyện đọc trơn cả đoạn. + Nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi của đoạn đọc ( Khi thi với thỏ, rù chạy như thế nào?) - Cả lớp: Từng nhóm đọc trơn. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi: ( Rùa mải miết chạy). - HS nghe GV nhận xét từng nhóm và trả lời câu hỏi của GV: Trong bài, có tiếng nào chứa vần vừa học? ( sắp, nấp, ) - HS đọc lại cả đoạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nói được về những điều em thấy trong tranh. - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. - Đọc được đoạn văn. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. TOÁN: TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I. Mục tiêu: - Trừ bằng cách đếm lùi và lập được bảng trừ trong phạm vi 10 - Nhận biết đặc điểm của mỗi hàng, mỗi cột của bảng trừ trong PV 10 - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập II. Đồ dùng: - GV: + tranh vẽ BT 1, 2, 3 SGK + Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: SGK, VBT Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Cá nhân HS tham gia thi tính nhanh, tính đúng - HS tự đọc các phép tính trừ trong PV8. - HS đọc tiếp sức, 1 HS đọc 1 phép tính cho đến hết - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc nhanh đọc đúng các phép tính. * Hôm trước ta học phép trừ PV 8, hôm nay ta vận dụng cách tính đó để học tiếp phép trừ trong phạm vi 10. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS tham gia đọc phép tính trong PV 8. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1.Cá nhân HS thực hiện HĐ 1 SHS - Quan sát tranh mục khám phá, HS cùng nhau tính kết quả các phép trừ bằng cách đếm lùi - HS thi gắn thẻ phép trừ trong PV10 đúng chỗ, gắn nhanh như hình vẽ SGK. * Thi đọc thuộc các phép tính trừ trong PV 10 - Nhận xét bổ sung * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết quan sát tranh và biết trừ bằng cách đếm lùi phép tính trừ PV 10 - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Cá nhân HS thực hiện HĐ 2 chọn kết quả cho mỗi phép tính - HS tự tính rồi nối kết quả vào các phép tính: Chú ếch mang số 5: có các phép tính 9 – 4 10 – 5 8 – 3 6 – 1 Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Chú ếch mang số 6: có các phép tính 10 – 4 7 – 1 9 – 3 2. Cá nhân HS làm HĐ 3 SGK. Chỉ ra các quả trứng của gà Nâu - HS nhẩm kết quả các phép tính trên mỗi quả trứng, so sánh kết quả đó với số 6 và chọn quả truứng của gà Nâu lớn hơn 6 là: 10 – 3, 10 – 1, 9 – 2, 10 – 2, 8 – 1 - HS đối chiếu bài làm của mình với của bạn - Nhận xét sửa sai. - GV chỉ ra kết quả đúng. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết vận dụng tính kết quả các phép tính trừ trong PV 10 rồi so sánh kết quả với phép tính - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? HS: đọc nối tiếp: Phép cộng trong phạm vi 10. ÔN LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN: TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I. Mục tiêu: - HS luyện đọc thuộc các phép trừ trong phạm vi 10, vận dụng để làm BT - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập II. Đồ dùng: - GV: tranh BT 1, 4 VBT - HS: Phiếu học toán, VBT Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1.Cá nhân HS thực hiện HĐ 1 vở BTT trang 54. - HS đọc các phép tính , gạch chéo những chú vịt về nhầm chuồng. - HS làm bài. Chú vịt có kết quả là 5: có các phép tính 7 – 2 6 – 1 5 - 0 Chú vịt về nhầm chuồng là: 8 – 1, 10 – 6, 9 – 3 * Các bài khác tương tự - HS đối chiếu bài làm của mình với bạn. Giải thích vì sao em biết - Nhận xét bổ sung 2. Cá nhân HS thực hiện HĐ 2, VBTT trang 56 - HS viết số vào ô vuông a. 9 – 3 = 6 9 - 6 = 3 9 – 4 = 5 9 – 5 = 4 10 – 2 = 8 10 – 8 = 2 10 – 6 = 4 10 – 4 = 6 GV: Tính nhẩm các phép tính rồi điền số vào ô vuông. 3. HS thực hiện HĐ 3 VBTT trang 56 - HS tô màu rồi viết phép tính Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 9 – 7 = 2 9 – 3 = 6 - Các bài khác tương tự. GV nhận xét bổ sung. GV: Viết được phép tính sau khi tô màu 4. Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi: - Còn lại 6 chiếc bánh hình tam giác 10 – 4 = 6 -Trong giỏ còn 6 quả táo 8 – 2 = 6 -Các bài khác tương tự *GV: viết phép tính, rồi trả lời đúng câu hỏi * ĐGTX: -Tiêu chí: HS quan sát tranh nhận biết chú vịt về nhầm chuồng BT1.Tính nhẩm rồi viết số vào ô vuông BT2. Viết được phép tính rồi trả lời câu hỏi BT3, 4. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Sáng thứ tư, ngày 02 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 12D: op, ôp, ơp (2T) I. Mục tiêu - Đọc đúng vần: op, ôp, ơp; đọc trơn các tiếng/từ ngữ, đoạn đọc. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh; hiểu nội dung của đoạn đọc. - Viết đúng: op, ôp, ơp, họp. - Biết nói về các hoạt động ở lớp. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - GV: + Tranh phóng to HĐ1. + Tranh và từ ngữ phóng to của HĐ2c. - HS: + Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một, bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu * HĐ Khởi động HĐ1: Nghe- nói: - Cho HS quan sát tranh. - Các em hãy hỏi – đáp trong nhóm về bức tranh. +Trong tranh, các bạn HS đang làm gì? +Trên bàn GV có gì? + Ngoài trời thế nào? - Gọi một vài nhóm hỏi – đáp trước lớp. - GV nhận xét (Các em hỏi – đáp đúng nội dung bức tranh) và nói: Trong nội dung hỏi – đáp, các em có nói đến các từ ngữ họp nhóm, hộp phấn, tia chớp. 3 từ ngữ này chứa Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 tiếng có vần các em chưa học: op, ôp, ơp. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ học các vần này. - HS nhìn GV viết tên bài lên bảng. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS hỏi đáp được theo tranh - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * HĐ khám phá: HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ * Giới thiệu tiếng khóa: họp - Y/c nêu cấu tạo tiếng họp - Vần op có âm nào? - GV đánh vần: o-pờ-op - Đọc trơn op - GV đánh vần tiếp: hờ – op – hop – nặng – họp - Đọc trơn: họp - Treo tranh: Các bạn trong tranh đang làm gì? - GV giải nghĩa từ họp nhóm - GV đưa từ khóa họp nhóm - Yêu cầu HS đọc trơn họp nhóm h op . họp - GV giới thiệu tiếng khóa: hộp +Từ vần op cô thay âm o bằng âm ô thì ta được vần gì? - GV giói thiệu tiếng khóa: hộp - Cho HS đọc trơn hộp - Y/c nêu cấu tạo tiếng hộp - Vần ôp có âm nào? - GV đánh vần: ô-pờ-ôp - Đọc trơn ôp - GV đánh vần tiếp: hờ-ôp-hôp-nặng-hộp - Đọc trơn hộp Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Treo tranh: Tranh vẽ trên bàn giáo viên có gì?? - GV giải nghĩa từ hộp phấn - GV đưa từ khóa hộp phấn - Yêu cầu HS đọc trơn hộp phấn h ôp . hộp GV giới thiệu tiếng khóa: chớp +Từ vần ôp cô thay âm ô bằng âm ơ thì ta được vần gì? - Cho HS đọc trơn chớp - Y/c nêu cấu tạo tiếng chớp - Vần ơp có âm nào? - GV đánh vần: ơ-pờ-ơp - Đọc trơn ơp - GV đánh vần tiếp: chờ-ơp-chơp-sắc-chớp - Đọc trơn chớp - Treo tranh: Tranh vẽ ngoài trời có gì? - GV giải nghĩa từ tia chớp - GV đưa từ khóa tia chớp - Yêu cầu HS đọc trơn tia chớp / ch ơp chớp - Chúng ta vừa học 3 vần nào? - Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa ba vần op. ôp, ơp - Gọi HS đọc lại mục a. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các vần, tiếng: op, ôp, ơp, họp nhóm, hộp phấn, tia chớp - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới: - GV treo bảng phụ ghi các từ mục b. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cho HS đọc các từ: chóp núi, lốp xe, khớp gối. trong nhóm đôi. - Gọi đại diện một số nhóm đọc trơn 3 từ. - Yêu cầu cả lớp đọc từ - Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần op, ôp, ơp trong nhóm đôi - Gọi HS tìm tiếng chứa vần op, ôp, ơp - Cho HS đọc tiếng vừa tìm - Nhận xét, khen ngợi. * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc trơn được các tiếng, từ ngữ chứa vần mới: chóp núi, lốp xe, khớp gối - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *HĐ luyện tập: c. Đọc hiểu - Cho HS quan sát 2 tranh (mục 2c) và nói nội dung từng tranh. + Các em thấy gì ở mỗi bức tranh? - Gắn lên bảng thẻ các câu ở dưới tranh ( mục c) - Y/c HS đọc 2 câu * Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” - Mời đại diện 2 cặp lên chơi: Chọn câu phù hợp với mỗi hình - Nhận xét, khen ngợi. - GV chỉ cho HS đọc trước lớp câu đã gắn dưới mỗi hình: Lớp 1A họp lớp./ Mưa rơi lộp độp. - Gọi HS đọc 2 câu trong SGK - Y/c HS tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu. - Y/c HS phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học. => Chốt: Vừa rồi các em đã tìm được tiếng mới chứa vần op, ôp, ơp ? Hôm nay chúng ta học vần gì? * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nói được nội dung từng tranh và đọc được các câu dưới tranh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Viết - Y/c HS giở SGK/tr 123. - Y/c HS quan sát tranh /tr123 và đọc - Quan sát, sửa sai cho HS. - GV giới thiệu viết vần op, ôp, ơp Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV gắn chữ mẫu: + Chữ ghi vần op được viết bởi con chữ nào? + Có độ cao bao nhiêu ly? - GV hướng dẫn viết chữ ghi vần op: Cô viết con chữ o trước rồi nối với con chữ p. Hướng dẫn viết chữ ghi vần ôp: Cô viết con chữ ô trước rồi nối với con chữ p, viết nét phụ. - Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ o và p - Y/c HS giơ bảng. - GV nhận xét 2 bảng của HS. - GV gắn chữ mẫu: họp + Cho HS quan sát mẫu + Cho HS nhận xét về độ cao. - GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn. - Nhận xét 3 bảng. - GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được op, ôp, ơp, họp - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời .*HĐ vận dụng: HĐ4. Đọc đoạn : Tập văn nghệ. - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS khai thác nội dung tranh. - GV hỏi: Các em thấy ai trong tranh? - Gọi HS trả lời. - GV: Những hình ảnh trong tranh các em vừa nhắc đến giúp chúng ta hiểu rõ hơn nội dung đoạn đọc. a. Luyện đọc trơn - GV đọc trơn đoạn văn. - GV lưu ý HS ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu. - Cho HS luyện đọc: - Cho HS thi đọc b. Đọc hiểu - Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi + Sau khi tập, tốp ca lớp 1A hát thế nào? - Y/c HS đọc cả bài trước lớp. + Trong đoạn này có tiếng nào chứa vần vừa học? Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Nhận xét, khen ngợi. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc trơn được và hiểu nội dung đoạn văn Tập văn nghệ - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tuyên dương học tập * Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 12E: ep, êp, ip, làm BT trong VBT. TOÁN: TRỪ TRONG PHẠM VI 10(T2) I. Mục tiêu: - Lập được và thuộc bảng trừ trong phạm vi 10. - Trừ thành tạo bằng cách đếm lùi và lập được bảng trừ trong phạm vi 10. - Nhận biết đặc điểm mỗi hàng, mỗi cột của bảng trừ trong phạm vi 10, từ đó thuộc được bảng. - Vận dụng vào tình huống thực tế. - Qua tính huống thực tế, biết 10 – 0 = 10 ,10 – 10 = 0. II. Đồ dùng dạy - học: GV: thẻ số và phép tính HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: *Khởi động: Trò chơi – Xì điện Nối tiếp cho HS nêu cá nhân / Tổ nhóm với các tính trừ trong phạm vi đã học. 2 – 1 3 - 2 4 – 3 5 – 4 6 – 5 7- 6 3 – 1 4 – 2 5 – 3 6 – 4 7 – 5 8 - 7 4 – 1 5 – 2 6 – 3 7 – 4 8 - 5 5 – 1 6 – 2 7 – 3 8 - 4 6 – 1 7 – 2 8 – 3 7 – 1 8 – 2 9 – 3 8 – 1 9 – 2 9 – 1 10 - 2 10 - 1 - Thi đọc tiếp sức cá nhân – tổ nhóm - HS nêu nhanh kết quả của các phép tính - Nhận xét khen ngợi những HS / Tổ hoàn thành nhanh nhất. * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục lập bảng trừ trong phạm vi 10 - 2 HS nhắc lại đầu bài :Trừ trong phạm vi 10; ( ĐT nhắc lại 1 lần đầu bài) Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Củng cố lại cho HS các bảng cộng đã học. - Tạo niềm tin hứng thú học tập cho HS. - Giới thiệu vấn đề cần học. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động khám phá : ( HĐ chung cả lớp) - GV đưa ra các thẻ chứa phép tính trừ trong phạm vi 10. - Nhắc cách tính nhẩm nhanh hoặc đếm lùi. HS nhắc các thao tác thực hiện đếm lùi VD : 9 – 3 9/ 8,7,6 Vậy 9 – 3 = 6 8 – 5 8/7,6,5,4,3 vậy 8 – 5 = 3 . - HS quan sát tranh mô tả cách 2 bạn đang làm gì ? *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Bước đầu hình thành bảng trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm lùi. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động luyện tập * ( Cá nhân) HS thực hiện HĐ1 trong SHS - GV chỉ định 1 số HS nói kết quả của phép tính trong bảng - Thực hiện HĐ 1 Nối tiếp mỗi HS nếu 1 phép tính cho đến khi hoàn thiện bảng trừ - Sau khi lập được bảng trừ, HS đọc nhiều lần cho thuộc. - Đọc thuộc lòng cá nhân – Tổ nhóm - HS thi đọc thuộc lòng từng phần bảng trừ *HS thực hiện HĐ2 trong SHS +) HS nghe đọc lệnh, tự xác định yêu cầu +) HS nối từ phép tính lên con nòng nọc đến kết quả trên con ếch. - Thực hiện HĐ 2 Con nòng nọc mang phép tính 6 – 1; 9 - 4; 8- 3; 10 - 5 nối lên con ếch mang số 5 Con nòng nọc mang phép tính 9 – 3; 7 - 1; 10 - 4 nối lên con ếch mang số 6 * ( Cá nhân) HS thực hiện HĐ3 trong SHS Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Tìm quả trứng mang phép tính có kết quả lớn hơn 6 - HS ghi ra nháp hoặc bảng con - Đại diện 1 số em nêu kết quả 8 – 1 10 – 2 10 – 3 9 – 2 10 – 1 *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Lập được và thuộc bảng trừ trong phạm vi 10. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Hoạt động vận dụng: ( Cá nhân) * HS thực hiện HĐ4 trong SHS - Cho HS quan tranh tranh và nêu phép tính +) Tranh 1 9 bông hoa, tô màu 3 bông hoa còn lại 6 bông hoa chưa tô màu Ta có phép tính 9 – 3 = 6 +) Tranh 2 9 bông hoa, tô màu 9 bông hoa không còn bông nào chưa tô màu Ta có phép tính 9 – 9 = 0 +) Tranh 3 9 bông hoa, chưa tô màu bông nào. Vậy vẫn còn 9 bông chưa tô màu Ta có phép tính 9 – 0 = 9 - GV chữa bài và sửa sai nếu có - HD ghi nhớ : Số nào trừ đi chính nó thì bàng 0. Số nào trừ đi 0 bằng chính nó. - Tương tự như phần a, HS tự thực hiện phần b. b. 10 – 5 = 5 10 – 6 = 4 * HS thực hiện HĐ5 trong SHS - HD học sinh nhìn tranh nêu bài toán và viết phép tính thích hợp theo tình huống trong tranh. Viết phép tính vào vở + Tranh 1: 10 – 4 = 6 + Tranh 2: 10 – 0 = 10 + Tranh 3: 10 – 10 = 0 *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Nhận biết đặc điểm mỗi hàng, mỗi cột của bảng trừ trong phạm vi 10, từ đó thuộc được bảng. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Hoạt động củng cố Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cho HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10 - Một số HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 10. - Nêu tính chất trong phép trừ. - Số nào trừ đi chính nó đều bằng 0. Số nào trừ đi 0 cũng bằng chính nó. - Dặn HS về chuẩn bị bài sau. TN&XH: BÀI 12: NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG(T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được lợi ích của một số công việc của người dân trong cộng đồng. - Đặt được câu hỏi và trả lời về một số công việc của người dân trong cộng đồng. - Nói được công việc yêu thích của bản thân. - Chia sẻ một việc đã làm mang lại lợi ích cho cộng đồng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Chuẩn bị của GV: - Bài hát “Ước mơ của bé”, tác giả Nguyễn Kim Nguyệt. - Tranh, ảnh về một số công việc phổ biến,đặc trưng của người dân ở địa phương. 2.Chuẩn bị của HS: Tranh, ảnh về một số công việc của người dân ở địa phương . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động khởi động: HĐ1: Hằng ngày, bạn thường gặp những ai? Họ làm những công việc gì? Hoạt động cả lớp: - HS nghe bài hát ““Ước mơ của bé”. - Học sinh hát bài “Ước mơ của bé” và trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những công việc gì? Những công việc đó mang lại lợi ích gì cho mọi người? + Thường ngày bạn gặp những ai? Họ làm những công việc gì? GV giới thiệu bài học. *ĐGTX: + Tiêu chí: - Hát được bài Ước mơ của bé và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài hát. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2.Hoạt động khám phá: HĐ2: Nói về công việc của những người trong hình. Những việc làm đó có lợi ích gì? a) Quan sát và khai thác nội dung các hình từ 1 đến 4. Hoạt động cặp đôi: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Từng cặp HS quan sát các hình từ 1 đến 4, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Trong mỗi hình, mọi người đang làm gì? Họ đang làm việc đó ở đâu? + Công việc đó mang lại lợi ích gì? Hoạt động cả lớp: - Một số đại diện cặp HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV kết luận: + Hình 1: Người nông dân đang thu hoạch lúa trên cánh đồng, người nông dân làm ra lúa gạo để làm thức ăn cho chúng ta. + Hình 2: Bác sĩ đang khám, chữa bệnh cho một bạn nhỏ ở trạm y tế hoặc bệnh viện. Bác sĩ chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho chúng ta. + Hình 3: Cô bán bánh ở cửa hàng bánh, cung cấp đồ ăn khi cần. + Hình 4: Cô cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông trên đường phố, giúp cho giao thông được an toàn và thông suốt. - GV giới thiệu một số hình ảnh một số công việc khác của người dân trong cộng đồng và các vùng miền khác nhau. GV kết luận: Những người dân trong cộng đồng làm các công việc khác nhau. Mỗi công việc đều mang lại lợi ích cho mọi người. Do đó, chúng ta cần biết ơn và trân trọng công việc của họ. *ĐGTX: + Tiêu chí: - Nêu được lợi ích của một số công việc của người dân trong cộng đồng. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3: Việc làm của các bạn trong mỗi hình có lợi ích gì? a) Cho HS quan sát hoạt động sắm vai nội dung hình 5 và 6. Hoạt động cặp đôi: - Các nhóm HS quan sát các bạn thực hành, trả lời câu hỏi: + Các bạn trong từng tình huống đang làm gì? + Những việc đó giúp ích gì cho cộng đồng? Hoạt động cả lớp: Một số đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp. Những HS khác có thể bổ sung câu trả lời, GV kết luận: - Tình huống 1: Hai bạn nhỏ đang bỏ rác vào thùng rác. Việc bỏ rác vào thùng rác nhằm giữ cho đường phố sạch sẽ, cô lao công sẽ đỡ vất vả. - Tình huống 2: Hai bạn nhỏ đang tưới cây, giúp cho cây tươi tốt và nơi sống của các bạn xanh, đẹp hơn. b) Liên hệ bản thân. Hoạt động cặp đôi: - Từng cặp HS lần lượt hỏi và trả lời: Bạn đã làm được những việc gì có ích cho cộng đồng? - GV hướng dẫn cho HS nhớ lại những việc làm của mình nhằm giúp cho nơi các em sống sạch, đẹp, mọi người gắn bó với nhau hơn. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Hoạt động cả lớp: - Một số cặp HS xung phong lên thực hành hỏi - trả lời trước lớp (mỗi bạn hỏi, trả lời ít nhất một câu). - GV sửa cách hỏi và trả lời của HS. - GV tuyên dương những bạn đã làm nhiều việc tốt. *ĐGTX: + Tiêu chí: - Nêu được những việc làm của bản thân mang lại lợi ích cho cộng đồng. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Nhận xét tiết học. Sáng thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 12E: EP, ÊP, IP (2T) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng vần: ep, êp, ip; tiếng, từ ngữ chứa vần ep hoặc êp, ip. Đọc trơn đoạn đọc ngắn có tiếng, từ ngữ chứa vần đã học và mới học. Đọc hiểu các từ ngữ qua tranh, các câu trong đoạn đọc; trả lời được các câu hỏi đọc hiểu đoạn Nhớ lời mẹ dặn. - Viết đúng: ep, êp, ip, dép trên bảng con hoặc vở. - Biết nói lời xin phép. - Biết vâng lời người lớn. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh HĐ1. - Tranh và thẻ từ HĐ2c. - Vở BT TV1. - Tập viết 1, tập 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: Nghe - nói - Cả lớp: Cho HS QS tranh HĐ1; nghe GV gợi ý: Các nhóm chơi đóng vai người bán, người mua các thứ hàng ở quầy bán mà tranh thể hiện. - Nhóm: + Chơi mua bán hàng. + 1 vài nhóm chơi mua bán hàng trước lớp. + Nghe GV NX trước lớp và nói: Trong lời đối đáp khi mua – bán, các em có nhắc đến từ ngữ: đôi dép, bếp điện líp xe. Các vần ep, êp, ip trong ác tiếng dép, bếp, líp là các vần chúng ta sẽ học hôm nay. + Nhìn GV viết tên bài học. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 * ĐGTX + Tiêu chí: - Đối đáp được khi mua – bán hàng khi chơi trò chơi. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: + HS mở SGS, nhìn GV viết tiếng, từ khóa trên bảng, nghe GV giải thích: . Tiếng dép có âm đầu d, vần ep, thanh sắc. . Tiếng bếp có âm đầu b, vần êp, thanh sắc. . Tiếng líp có âm đầu l, vần ip, thanh sắc. + HS nghe và đánh vần, đọc trơn theo GV: . ep: dờ-ep-dep-sắc-dép dép + Nghe GV đọc trơn: đôi dép, bếp điện, líp xe. - Nhóm: + Cá nhân đọc trơn: dép, bếp, líp. + Nhóm luyện đọc trơn: dép, đôi dép; bếp, bếp điện; líp, líp xe. + 1 số HS đọc trơn vần, tiếng, từ. b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: Nhìn bảng phụ, nghe GV yêu cầu: đọc 3 từ ngữ chứa vần mới. -Nhóm/dãy bàn: Đọc từ ngữ, tiếng chứa vần mới. Đánh vần, đọc trơn các tiếng chứa vần mới. - Cả lớp: 1 số HS đọc trơn các từ ngữ, các tiếng chứa vần mới. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc được vần, tiếng, từ ngữ ở HĐ2a,b. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nghỉ giữa tiết 1 *HOẠT ĐỘNG LYỆN TẬP c) Đọc hiểu. - Cả lớp QS GV đính tranh và chữ phóng to trên bảng và nghe GV hỏi: + Các em thấy gì ở mỗi bức tranh? + Các em đọc từ ngữ dưới mỗi bức tranh. - Nhóm: Đọc các câu dưới mỗi tranh. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  25. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Cả lớp: + Thi tìm từ ngữ đúng với tranh. + Đại diện nhóm nêu kết quả đã chọnvà lên đính nhanh dưới nỗi tranh, đọc trơn câu đã đính. + HS theo thước chỉ của GV, đọc câu phù hợp. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc được từ dưới mỗi tranh. Thi đính đúng, đính nhanh câu dưới nỗi tranh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Viết - Cả lớp: Nhìn GV viết mẫu chữ: ep, êp, ip, dép, nghe GV nhắc cách viết chữ, cách nối chữ, cách đặt dấu thanh trên các chữ, chú ý dấu thanh ở các tiếng có âm đôi. - Cá nhân: Viết bảng con hoặc vở. - Cả lớp: HS nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những bạn còn hạn chế. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết đúng ep, êp, ip, dép. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nghỉ giữa tiết 2 *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Đọc. Đọc hiểu đoạn Nhớ lời mẹ dặn. a) QS tranh. - Cả lớp: + HS QS tranh HĐ4 nghe GV hỏi: Các em thấy những gì trong tranh: + 1 vài HS TL. + GV Nghe GV đọc cả đoạn 1 lần; GV nhắc HS chú ý ngắt nghỉ. + HS đọc trơn đoạn theo GV. + 2HS đọc trơn phần đầu của đoạn, 1 HS đọc phần cuối. - Nhóm: + Luyện đọc trơn đoạn và thảo luận để TL câu hỏi: Mẹ khen Thơ điều gì? + Từng nhóm đọc trơn và đại diện nhóm TLCH. - Cả lớp: Nghe GV NX từng nhóm và hỏi: Trong đoạn đọc, có tiếng nào chứa vần vừa học? + 1 vài HS TL(phép) Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  26. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + HS đọc lại cả đoạn *Đánh giá: -Tiêu chí: Đọc được bài đọc; trả lời được câu hỏi. Tìm được tiếng có chứa vần vừa học. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. TOÁN: ÔN TẬP 4 I. Mục tiêu: - HS thành thạo viết phép tính trừ để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bớt đi thì còn lại bao nhiêu?”, thành thạo việc viết phép tính để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. - Thành thạo tính trừ trong phạm vi 10. - Thành thao việc so sánh xem nhóm này nhiều/ít hơn nhóm kia bao nhiêu. - Áp dụng các điều trên vào những tình huống thực tế. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm, băng giấy HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy học: *HĐ Khởi động: Trò chơi: Xì điện Nối tiếp cho HS viết kết quả phép tính GV viết sẵn trên bảng 4 cột số và PT bằng nhau 10 - 4 = 10 - 7= 9 - 5 = 8 – 2= 9 - 4 = 10 - 6= 8 - 5 = 8 - 6 = 8 - 4= 10 - 5 = 7 - 5= 9 - 3 = 7 - 4= 10 - 4 = 6 - 5= 9 - 6 = 6 - 4= 10 - 3 = 5 - 5= 9 - 0 = 5 - 4 = 10 - 2 = 5 - 0= . 9 – 9= 4 - 4 = 10 - 1= 6 - 0 = 9 – 2- - Bốn đội chơi xếp thành hàng dọc, lần lượt mỗi HS viết KQ 1 phép tính. Nếu bạn viết trước sai thì bạn sau có thể sửa. Viết đúng, nhanh nhất đội đó thắng cuộc * Giới thiệu bài: Chúng ta đã học về phép trừ, hôm nay chúng ta thực hiện một số việc . Chú ý để hiểu rõ để nhớ kiến thức. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS hiểu cách chơi và viết được kết quả phép tính - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *HĐ luyện tập : ( Cá nhân – N2) Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  27. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 1. HS thực hiện HĐ1 trong SHS (cá nhân) - HS tự thực hiện HĐ1 - Một số HS trình bày kết quả phép tính - GV chốt: Tình huống dẫn tới phép trừ *Đánh giá: - Tiêu chí: HS chọn được phép tính đúng và trả lời được câu hỏi : Có bao nhiêu quả thông chưa được nhặt - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. HS thực hiện HĐ2 trong SHS ( Cá nhân) - HS ghi ra nháp hoặc bảng con - Đại diện 1 số em nêu kết quả *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tính được kết quả của phép tính - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3. HS thực hiện HĐ3 trong SHS ( Cá nhân) - HS ghi ra nháp hoặc bảng con - Đại diện 1 số em nêu kết quả *Đánh giá: - Tiêu chí: HS tính được kết quả của các phép tính và điền được >, <, = thích hợp vào chỗ trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *HĐ vận dụng: ( Nhóm, Cá nhân) HS thực hiện HĐ4 trong SHS. - Nhóm cùng nhau xác định tình huống và câu hỏi dẫn tới phép tính gì rồi trình bày trước lớp + HS TL được câu hỏi: tốp ca có bao nhiêu bạn trai? +Mỗi bạn trai đứng cùng một bạn gái, còn mấy bạn trai đứng riêng? - GV chữa bài và sửa sai nếu có - HD ghi nhớ : Trừ đi một số có thể vận dụng bảng trừ hoặc đém lùi để tìm kết quả cho phép tính *Đánh giá: - Tiêu chí: HS nêu được phép tính và trả lời được 2 câu hỏi trong bài - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  28. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Hoạt động củng cố - Cho HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10 - Nêu tính chất trong phép trừ. - Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Chiều thứ năm, ngày 03 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 12 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, ep, êp, ip. - Biết viết từ ngữ: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp, họp lớp, hộp phấn, líp xe. - Thích luyện viết chữ đẹp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ ngữ: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, ep, êp, ip, đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp, họp lớp, hộp phấn, líp xe. - Tranh ảnh: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp, họp lớp, hộp phấn, líp xe. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Ai nhanh hơn. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: (chơi tương tự như những tiết trước) - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo HD của chủ trò và GV. GV sắp xếp các thẻ chữ cái và thẻ từ theo trật tự trong bài viết và dán vào vào dưới hình trên bảng lớp. * ĐGTX: + Tiêu chí: - Chơi được trò chơi, đọc được các từ trên thẻ. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần - Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ và nhìn vào chữ GV chỉ rồi đọc: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, ep, êp, ip. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  29. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Đọct đúng: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, ep, êp, ip. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ ghi vần. - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, ep, êp, ip(mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từng vần. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: ươm, iêm, yêm, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, ep, êp, ip. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghỉ giữa tiết * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *HĐ 4: Viết từ, từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ ngữ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp, họp lớp, hộp phấn, líp xe. - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ ngữ - Cả lớp: Xem bài viết của các bạn do GV chọn và nghe nhận xét. - Cá nhân: + Thực hiện viết đúng cụm từ: em tập viết chữ. + Nghe GV NX 1 số bài * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: đôi dép, cái yếm, dừa xiêm, đàn bướm, bếp điện, tập võ, múa sạp, cải bắp, họp lớp, hộp phấn, líp xe. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. ÔL TOÁN: ÔN LUYỆN : ÔN TẬP 4 I. Mục tiêu: - HS thành thạo viết phép tính trừ để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bớt đi thì còn lại bao nhiêu?”, thành thạo việc viết phép tính để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. - Thành thạo tính trừ trong phạm vi 10. II. Đồ dùng dạy học: - HS: VBT, BDDHT Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  30. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Gv: Màn hình TV, bảng phụ ghi bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Khởi động - Hs trả lời câu hỏi : Nghe gv nêu một số phép tính, hs trả lời nhanh kết quả. -Nghe giáo viên nhận xét, chốt và tuyên dương. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Viết số vào ô trống (VBT 57). - Hs nghe Gv nêu yc, Hs đọc các phép tính. - Lớp làm vào VBT. - Hs nhận xét bài bạn. Nêu lại cách làm bài. - GV nhận xét, tuyên dương.Chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được kết quả đúng vào ô trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2 : Viết vào ô trống chữ Đ nếu đúng, chữ S nếu sai (VBT 57). - Hs nghe Gv nêu yc, Hs đọc các phép tính. - Lớp làm vào VBT. - Hs nhận xét bài bạn. Nêu lại cách làm bài. - GV nhận xét, tuyên dương.Chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS tính được kết quả của các phép tính và điền được chữ Đ vào ô đúng, chữ S vào ô sai - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3 : Số nào trong mỗi ô trống (VBT 57) - Nghe Gv nêu yc. - Hs quan sát các ô. Trả lời câu hỏi GV gợi ý - Hs nêu các số trông ô trống - Hs nhận xét bài bạn. - Nghe Gv nhận xét.chốt kq đúng * Đánh giá: - Tiêu chí: HS điền được số đúng vào ô trống - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 4 : Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi (VBT 58) Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  31. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Nghe Gv nêu yc. - Hs quan sát tranh. Trả lời câu hỏi GV gợi ý - Hs tự viết phép tính vào vở. - Hs nhận xét bài bạn. - Nghe Gv nhận xét, chốt kq đúng. Hs trả lời câu hỏi : Nhóm còn bao nhiêu bạn nữa? - Hs nhận xét bạn. Gv nhận xét, tuyên dương. - Bài b Tương tự. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết được phép tính và trả lời được câu hỏi: Còn bao nhiêu ? - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3. Hoạt động ứng dụng - Nhận xét tiết học - Dặn dò hs hoàn thành bài tập ở nhà. Sáng thứ sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2020 TN&XH: BÀI 12: NGƯỜI DÂN TRONG CỘNG ĐỒNG(T2) I. Mục tiêu - Đặt được câu hỏi và trả lời về một số công việc của người dân trong cộng đồng. - Nói được công việc yêu thích của bản thân. - Chia sẻ một việc đã làm mang lại lợi ích cho cộng đồng. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bài hát “Ước mơ của bé”, tác giả Nguyễn Kim Nguyệt. - HS: Tranh, ảnh về một số công việc của người dân ở địa phương . III. Các hoạt động dạy học *Hoạt động luyện tập HĐ4: Giới thiệu về công việc của những người xung quanh bạn. Hoạt động cặp đôi: (Gợi ý cho HS biết những người trong gia đình em) - Từng cặp HS đọc câu hỏi và trả lời của hai bạn nhỏ. Thực hành theo hình. Tiếp theo, đặt câu hỏi và trả lời với bạn về những người thân khác. Ví dụ: - Bố bạn làm nghề gì? - Bố tớ làm Hoạt động cả lớp: - Một số cặp HS thực hành hỏi và trả lời trước lớp về công việc của những người xung quanh. - GV hướng dẫn câu hỏi, câu trả lời của các cặp HS để giúp các em hỏi và trả lời được đúng. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  32. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 *Đánh giá: + Tiêu chí: - HS giới thiệu được công việc của những người xung quanh mình + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4.Hoạt động vận dụng HĐ5: Sưu tầm hình ảnh và nói về công việc mơ ước của bạn. Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu HS suy nghĩ về một công việc HS muốn làm sau này và sưu tầm một hình ảnh về công việc đó. Hoạt động cả lớp: - Một số cặp HS thực hành hỏi và trả lời trước lớp. - GV hướng dẫn câu hỏi - trả lời của HS để giúp các em hỏi và trả lời được đúng. *Đánh giá: + Tiêu chí: - HS nói được công việc mơ ước của mình + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Củng cố - Giáo viên nhận xét, chốt nội dung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC VẦN UM, UÔM I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc đúng các vần um, uôm đọc trơn các tiếng, từ ngữ: trong bài 11E - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tìm được tiếng mới từ các âm, dấu thanh Nối vần um, uôm đúng với từ ngữ, phù hợp hình minh họa. Chọn đúng từ ngữ cho chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Nga nhớ chùm muỗm ngon. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát tranh, cặp đôi hỏi đáp về cây và quả. - Các cặp đôi HS nói theo ý của mình. Nhận xét, tuyên dương HS nói to. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  33. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ: chùm nhãn, quả muỗm, luộm thuộm, cảm cúm, chum vại theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 114 và trả lời câu hỏi: - Nga nhớ mùi vị thơm ngon của quả gì? HS: quả mít chín - HS tự trả lời theo ý mình HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần um, uôm (VBT TV trang 56). - cảm cúm luộm thuộm chum vại - HS đọc lại từ vừa nối - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình (VBT TV trang 56) - HS quan sát tranh và nói hoạt động ở mỗi tranh - HS đọc nhẩm câu dưới mỗi tranh - HS nối câu phù hợp nội dung mỗi tranh - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: “Mùa quả chín”.Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống để thành câu: (VBTTV trang 56) -HS đọc bài, chon đáp án thích hợp Nga nhớ vị thỏm ngon của mít chín. -GV giúp đỡ HS chậm. Bài 4: HS đọc và tập viết: Nga nhớ chùm muỗm ngon. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết nối vần với từ ngữ , nối câu với hình, đọc hiểu nội dung bài chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. Biết đọc và viết câu: Nga nhớ chùm muỗm ngon. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Chiều thứ sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2020 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN ƯƠM, IÊM, YÊM I. Mục tiêu - Đọc đúng và rõ ràng các vần ươm, iêm, yêm; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  34. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Viết đúng: ươm, iêm, yêm, bướm. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các sự vật và hoạt động trong tranh, nói được tên , con vật có tiếng chứa ươm, iêm, yêm. - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, yêu quý các con vật xung quanh mình. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học A.Khởi động HĐ1. Nghe – nói - Cả lớp: Quan sát tranh HĐ1 GV treo trên bảng, nghe GV nêu yêu cầu: Các em hãy quan sát và hỏi – đáp về những gì đã thấy trong tranh. - Cặp: Thay nhau hỏi – đáp (VD: Bạn thấy cây gì ở bên phải tranh? – thấy cây dừa xiêm trĩu quả, thấy em bé đeo yếm, thấy đàn bướm bay lượn ) - Cả lớp: - GV kết luận: Khi các em hỏi – đáp về bức tranh, cô (thầy) nghe được những từ ngữ đàn bướm, dừa xiêm, cái yếm. Trong các từ ngữ này có các tiếng: bướm, xiêm, yếm chứa vần ươm. iêm, yêm các em sẽ học hôm nay. - GV viết tên bài: ươm, iêm, yêm trên bảng. *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS hỏi đáp được về nội dung tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng, từ : ươm, iêm, yêm, đàn bướm, dừa xiêm, cái yếm, Hồ Gươm, lúa chiêm, hạt cườm, âu yếm, túi chườm, múa kiếm; theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 117 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(chuồn chuồn, bướm, giàn thiên lý) - HS đọc bài: Biết trời sẽ mưa - HS trả lời câu hỏi: Vì sao cả đàn chuồn chuồn bay đi? a. Vì trời mưa. b. Vì biết trời mưa. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  35. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 c. Vì muốn bay đến nơi mới. - HS trả lời + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : ươm, iêm, yêm, đàn bướm, dừa xiêm, cái yếm, Hồ Gươm, lúa chiêm, hạt cườm, âu yếm, túi chườm, múa kiếm. Đọc và hiểu nội dung bài : Biết trời sẽ mưa. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT TV trang 57). ươm iêm yêm Hồ Gươm hạt cườm lúa chiêm - HS nối và đọc lại các từ trên. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình. ( VBT TV trang 57) - HS quan sát, đọc từ ngữ dưới tranh - HS nối từ ngũ với tranh thích hợp. túi chườm âu yếm múa kiếm - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Biết trời sẽ mưa. Chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. (VBTTV trang 57) Đàn chuồn chuồn bay đi . a, Vì trời mưa b, Vì biết trời sẽ mưa c, Vì muốn bay đến chỗ khác - GV giúp đỡ HS. Bài 4: HS đọc và tập viết: Đàn bướm bay đi. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về bài ứng dụng. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  36. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN ap, ăp, âp I. Mục tiêu: - Đọc đúng các vần ap, ăp, âp đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn chứa các vần đã học. - Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa vào câu hỏi gợi ý. - Nối đúng vần với từ ngữ có tiếng chứa vần, nối đúng từ ngữ với hình, đọc bài và chọn câu trả lời đúng, đọc viết đúng câu. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ , màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Khởi động - Chơi trò chơi Đi chợ. Hoạt động 2 : Luyện đọc a. Đọc tiếng, từ, câu. - Hs đọc trơn các tiếng, từ : múa sạp, cải bắp, tập võ, SGK T120-121 - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - Hs đọc đoạn: Rùa chạy thi với thỏ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - Nghe giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT T59). -Hs quan sát bảng phụ (màn hình). Đọc các vần và các từ ngữ đã cho : ap, ăp, âp, lăp bắp, tấp nập, ấm áp - Hs nối từ ngữ với vần, gv giúp đỡ hs. - Gọi hs trình bày trước lớp. Hs khác nhận xét bạn. Gv nhận xét, tuyên dương, chốt kết quả đúng. Bài 2 : Nối từ ngữ với hình (VBT T59) - Nghe Gv nêu yêu cầu. - Hs đọc các từ ngữ - Hs nối các từ ngữ với hình. GV giúp đỡ hs . - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3 : Đọc bài : Rùa chạy thi với thỏ. Chọn câu trả lời đúng. (VBT T59) - Nghe gv nêu yêu cầu. - Hs đọc trước lớp, Hs chọn câu đúng, hs khác nhận xét. - Nghe gv nhận xét, chốt kết quả đúng Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  37. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Bài 4 : Đọc và viết (VBT T59) - Nghe gv nêu yêu cầu. - Hs đọc trước lớp. - Hs viết vào vở, gv giúp đỡ hs. *Đánh giá: + Tiêu chí: - HS biết nối vần với từ ngữ , nối từ ngữ với hình, đọc hiểu nội dung bài chọn đúng câu trả lời. Biết đọc và viết câu: rùa chạy chậm chạp + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4. Hoạt động ứng dụng - Nghe gv nhận xét tiết học. dặn dò hs về nhà hoàn thành bài tập. SHTT: SINH HOẠT LỚP: THẦY CÔ GIÁO VÀ CHÚNG EM I. MỤC TIÊU: - Chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước; ý thức được về ngày 20/11, bày tỏ cảm xúc với thầy cô, ngôi trường của mình. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Nam châm để đính tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 12. - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. + Biết mặc đủ ấm khi trời lạnh. Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  38. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở an toàn đuối nước mùa mưa lũ. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Nêu kế hoạt động tháng 12 với chủ đề Thi đua lập thành tích Chào mừng ngày Quân đội nhân dân VN 22/12. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS kính trọng, yêu quý Bác Hồ, thương binh, bộ đội, những anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Nhớ được kế hoạch tuần tới. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước Cùng nhắc lại những thông tin đã biết về về thầy cô của mình. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Nhớ và nhắc lại những thông tin đã biết về về thầy cô của mình. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3. HĐ nhóm Triển lãm ảnh Thầy cô trong mắt em. Bản chất: Tạo cảm xúc thoải mái, tích cực trong ngày 20/11. - Các tổ treo hặc trưng bày các bức tranh về thầy cô. HS tặng những tấm thiệp, tờ giấy đã chuẩn bị cho thầy cô. - GV chia sẽ cảm xúc ngày 20/11, kể cho HS nghe về ngày 20/11 của mình hồi nhỏ, về thầy cô của mình ngày xưa. KL: Ngày 20/11 là ngày lễ chung của cả thầy cô và học trò mọi lứa tuổi. Cả lớp cùng hát 1 bài với cô giáo. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 1 cách tích cực. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  39. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh GV gợi ý HS về nhà hỏi thăm ông bà, bố mẹ về những người thầy của họ; hỏi xem họ yêu quý thầy cô nào, vì sao, và đề xuất cùng bố mẹ đến thăm 1 thầy cô của bố mẹ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy