Giáo án Đạo đức lớp 1, 2 + Khoa học lớp 4, 5 + HĐNGLL 4 - Tuần 26

docx 13 trang thienle22 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1, 2 + Khoa học lớp 4, 5 + HĐNGLL 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_2_khoa_hoc_lop_4_5_hdngll_4_tuan_26.docx

Nội dung text: Giáo án Đạo đức lớp 1, 2 + Khoa học lớp 4, 5 + HĐNGLL 4 - Tuần 26

  1. Tuần 26 Chiều: Tiết 1: HĐGD: Ngày dạy: 25/2/2019. Lớp 1.2 Đạo đức 1 CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( T1) I.Mục tiêu - KT: + Nêu được khi nào cần nói cảm ơn,xin lỗi . +Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp . - KN: HS nói lời cảm ơn xin lỗi một cách tự nhiên, tự giác. -TĐ: - Yêu thích môn học. Yêu quý các bạn biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. - NL:- Häc sinh thực hiện tốt và nhắc nhở bạn cùng thực hiện biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. * HSKT: Cần phân biệt đúng sai. II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, sáp màu. III/ Hoạt động dạy - học Khởi động : - Khi đi bộ em cần phải đi ở phần đường nào? - Lợi ích của đi bộ đúng quy định? - GV nhận xét A. Hoạt động cơ bản Hđ 1 Phân tích tranh trong bài tập 1 - Yêu cầu HS quan sát tranh 1,TLN2, TLCH :
  2. - Trong từng tranh có những ai? - Họ đang làm gì? -Họ đang nói gì? Vì sao? - Gọi HS lên trình bày ý kiến của mình - Nêu tranh 2 * GV kết luận: Tranh 1: Có ba bạn, một bạn đang cho bạn khác quả cam. Bạn này đưa tay nhận và nói “ Cảm ơn bạn” Tranh 2: Trong tranh cô giáo đang dạy học, một bạn đến lớp muộn. Bạn đã vòng tay xin lỗi cô giáo vì đi học muộn Dự kiến ĐGTX - Tiêu chí: HS biết nói lời cảm ơn khi người khác cho quà hoặc giúp đỡ; biết nói xin lỗi khi mình có lỗi. - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động 2 Thảo luận theo cặp * GV yêu cầu các cặp HS quan sát tranh ở bài tập 2 và cho biết: - Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì? - Bạn đó cần phải nói gì? Vì sao? - Gọi từng nhóm lên trình bày ý kiến của mình * GV kết luận Tranh 1: bạn Lan cần nói “ xin cảm ơn các bạn” vì các bạn đã quan tâm, đã chúc mừng sinh nhật của mình
  3. Tranh 2: Hưng phải nói “ xin lỗi” vì mình đã làm rơi hộp bút của bạn và làm phiền đến bạn Tranh 3: Vân phải nói “ cảm ơn” vì bạn đã giúp đỡ mình, cho mình mượn bút Tranh 4: Tuấn phải xin lỗi mẹ vì mình đã có lỗi làm bể bình hoa. Dự kiến ĐGTX - Tiêu chí: HS nói lên được các nội dung của bức tranh. - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Hoạt động 3 Liên hệ thực tế * GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về bản thân hoặc về bạn của mình đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi - Em (hay bạn) đã cảm ơn (hay xin lỗi) ai? - Chuyện gì xảy ra khi đó? Em ( hay bạn) đã nói gì để cảm ơn (hay xin lỗi) ? -Vì sao lại nói như vậy? -Kết quả là gì? Một số HS liên hệ * GV tổng kết: Khen một số em đã biết cảm ơn, xin lỗi Dự kiến ĐGTX - Tiêu chí: HS liên hệ được thực tế các em đã biết nói lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào. - Phương pháp: Vấn đáp - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 3.HĐƯD:
  4. -Chia sẻ với người thân những điều đã học Ngày dạy : 25/3/2019 Lớp 4.2 KHOA HỌC 4 BÀI 26: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (T2) I. Mục tiêu -Kiến thức: Nêu được ví dụ làm cho vật nong lên hay lạnh đi. Biết được nóng nở ra, lạnh co lại - Kỹ năng:Biết khái niệm nhiệt độ và cách sử dụng nhiệt kế. - Thái độ: Biết chia sẽ, có ý thức trong học tập. - Năng lực:Biết tự vận dụng những kiến thức về nóng, lạnh, nhiệt độ trong cuộc sống II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu HDH, máy tính, T.V III. Hoạt động học ⃰ Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 6. Đọc nội dung sau - Tiêu chí ĐGTX: + HS nắm được:Nội dung đoạn văn - Phương pháp: Vấn đáp.
  5. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi 7. Làm thí nghiệm tìm hiểu sự giãn nở của nước - Tiêu chí ĐGTX: + HS nắm được: Khi nhúng lọ nước vào nước nóng, nước trong lọ nóng lên, mực nước trong ống dâng cao lên. Điều này cho thấy nước trong lọ nở ra khi nóng lên Khi nhúng nước vào nước lạnh, nước trong lọ lạnh đi, mực nước trong ống hạ thấp xuống. Điều này cho thấy nước trong lọ co lại khi lạnh đi. Giải thích: Ở mỗi nhiệt độ khác nhau nước sẽ có độ co và dãn khác nhau. Khi nhiệt độ càng lạnh thì nước sẽ co lại, khi nhiệt độ nóng nước sẽ nở ra, nên theo đó mực nước cũng thay đổi theo. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi B. Hoạt động thực hành 1. - Tiêu chí ĐGTX: + HS đọc và nắm được: Khi sờ vào chiếc cốc được đổ đầy nước nóng, chúng ta cảm thấy nóng là vì nước nóng đã truyền nhiệt cho chiếc cốc, nhiệt từ chiếc cốc lại truyền cho tay. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Thực hiện như SHD
  6. Tiết 3: HĐGD:Lớp 2.2 Ngày dạy: 25/3/2019 Đạo đức 2 LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: KT: - Biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó - Biết ứng xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen KN: HS cần chào hỏi lễ phép, mạnh dạn, nói to rõ ràng khi đến nhà người khác. TĐ: HS có thái độ tôn trọng, đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai. - NL: Thực hiện tốt việc ứng xử khi đến nhà người khác. - TH KNS: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi đến chơi nhà người khác; Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà ngươi khác; kỹ năng tư duy, đánh giá hành vi. II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu III. Hoạt động dạy - học 1. Nghe kể chuyện Đến chơi nhà bạn Nghe thầy/cô giáo kể câu chuyện Đến chơi nhà bạn 2. Phân tích truyện Đến chơi nhà bạn Việc 1: Em đọc các câu hỏi và suy nghĩ câu trả lời Việc 2: Thảo luận, trao đổi, chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. Việc 3: Cho các bạn chia sẻ câu trả lời trong nhóm.NT điều hành nhóm, các thành viên nêu lên ý kiến của mình và thống nhất lại kết quả. - Chia sẻ kết quả trước lớp,nhóm khác bổ sung nhận xét.
  7. - GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em Nội dung ĐGTX: HS thảo luận trao đổi cới bạn bên cạnh về các câu hỏi trong SGK. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. 3. Liên hệ thực tế Việc 1: Em tự liên hệ bản thân trả lời các câu hỏi: - Nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó Việc 2: chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh Việc 3: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. Nội dung ĐGTX: HS tự liên hệ được bản thân mình đã có cách ửng xử như thế nào khi đến chơi hoặc có người khác đến chơi. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng - Thực hành cư xử lịch sự khi đến chơi nhà bạn Ngày dạy: 26/ 3/ 2019 Lớp 2.3 TN-XH 2 CÂY SỐNG Ở ĐÂU? (T1) I. Mục tiêu: -Kiến thức:HS kể được một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước - Kỹ năng:Biết ích lợi của cây đối với con người
  8. - Thái độ: Hợp tác, thực hiện tót các hoạt động. - Năng lực:Biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: Máy tính- Tv, - Tài liệu HDH, III. Hoạt động học: . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Lần lượt em hỏi bạn và nghe bạn trả lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS kể được một số loại cây sống ở trên cạn : dừa, ổi mít, xoài và dưới nước: lúa, rau muống, sen - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Thực hiện nhiệm vụ - Tiêu chí ĐGTX + HS kể được Cây ngô, cây thanh long sống trên cạn. Cây hoa súng, rong sống ở dưới nước. - Nếu đem cây trên cạn để xuống nước và đem cây dưới nước để trên cạn, thì cây sẽ chết đi vì không phù hợp với môi trường sống. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
  9. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 3. Tìm hiểu cây ở sân trường - Tiêu chí ĐGTX: + HS kể được Sân trường có các cây là: Cây bàng, cây sa kê, cây lim, cây phượng, các loại cây hoa. Các loại cây đó sống ở trên cạn. Cây bàng cho HS bóng mát, cây hoa làm đẹp sân trường - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG . Viết vào vở danh sách các cây lương thực, thực phẩm - Tiêu chí ĐGTX: + HS Viết được các cây lương thực, thực phẩm - Phương pháp: Tích hợp - Kĩ thuật: bài thu hoạch Ngày dạy : 27/ 3/2019 Lớp 4.1, 4.3 KHOA HỌC 4 BÀI 26: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (T3) I. Mục tiêu -Kiến thức: Nêu được ví dụ làm cho vật nong lên hay lạnh đi. Biết được nóng nở ra, lạnh co lại - Kỹ năng:Biết khái niệm nhiệt độ và cách sử dụng nhiệt kế. - Thái độ: Biết chia sẽ, có ý thức trong học tập.
  10. - Năng lực:Biết tự vận dụng những kiến thức về nóng, lạnh, nhiệt độ trong cuộc sống II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu HDH, máy tính, T.V III. Hoạt động học ⃰ Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài. B. Hoạt động thực hành 1c. - Tiêu chí ĐGTX: + HS nắm được:Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm đun vì nếu đổ đầy nước, khi nhiệt độ tăng lên nước sẽ nở ra sẽ khiến nước bị tràn ra ngoài. Vì vậy, chúng ta chỉ nên đổ một lượng nước vừa phải vào trong ấm đun. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi 1. Thực hành: - Tiêu chí ĐGTX: + HS nắm được cách làm các tấm biển báo hiệu và đặt ở vị trí nơi nóng và nơi lạnh ở nhà hay ở trường: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi C. Hoạt động ứng dụng Thực hiện nguyên tắc sự giản nở của nước trong đun nấu - Tiêu chí ĐGTX:
  11. + HS nắm được: Cách đổ nước vừa phải khi đun nấu - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Ngày soạn: 25/ 3 / 2018 Ngày dạy: Lớp 52 ngày 28/ 3 / 2019 Khoa học 5 PHIẾU KIỂM TRA 2 1. Nối mỗi loại chất ở cột bên trái với đặc điểm ở cột bên phải sao cho phù hợp 2. Ghi chữ Đ vào ô trước phát biểu đúng, chữ S vào ô trước phát biểu sai 3. Chất đốt có thể được sử dụng vào những việc nào? 4. Xác định trường hợp mắc mạch điện đúng và đèn sáng 5. Nêu tính chất khác nhau giữa thép và cao su. Nêu 2 ví dụ về việc sử dụng thép (hoặc cao su) trong ứng dụng 6. Điền 3 – 4 ví dụ về việc nên làm hoặc không được/không nên làm để đảm bảo an toàn và tiết kiệm khi sử dụng điện vào các cột trong bảng Ngày soạn: 26/ 3 /2019 Ngày dạy: Lớp 51, 52, 53 ngày 29/3/2019 Khoa học 5 ĐIỀU CHỈNH HDH BÀI 27: SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA (t1) I. Mục tiêu - Chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan sinh sản của thực vật có hoa II. Hoạt động học ⃰ Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở.
  12. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát và liên hệ Quan sát các hình 1 – 6 trang 55 sách HDH Việc 1: Chỉ và nói tên cơ quan sinh sản của các cây ở hình trên Việc 2: Nói và bạn tên gọi chung của các cây đó Việc 3: Kể thêm các cây có hoa khác mà bạn biết Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo 2. Đọc và chỉ trên hình Quan sát và đọc thông tin trong hình 7 – 10 trang 56 sách HDH HĐ nhóm đôi Việc 1: Chỉ trên hình các bộ phận của nhị và nhụy Việc 2: Trả lời câu hỏi: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa gồm có những gì? Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo 3. Tìm hiểu quá trình sinh sản của thực vật có hoa Đọc thông tin trong hình 11 – 13 trang 58 sách HDH
  13. Trả lời câu hỏi: - Quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra như thế nào? - Hạt được tạo thành như thế nào? Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo