Giáo án Đạo đức lớp 1, 2 + Khoa học lớp 4, 5 + HĐNGLL 4 - Tuần 23
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1, 2 + Khoa học lớp 4, 5 + HĐNGLL 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_1_2_khoa_hoc_lop_4_5_hdngll_4_tuan_23.docx
Nội dung text: Giáo án Đạo đức lớp 1, 2 + Khoa học lớp 4, 5 + HĐNGLL 4 - Tuần 23
- Tuần 23 Chiều: Tiết 1: HĐGD: Ngày dạy: /2/2019.Lớp 1.2 Đạo đức 1 ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH I.Mục tiêu - KT: + HS nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông ở địa phương. + Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định. + Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - KN: HS nắm vững đi bộ đúng quy định là như thế nào để thực hiện tốt. -TĐ: - Yêu thích môn học. Yêu quý các bạn thực hiện đi bộ dúng quy định. - NL:- Häc sinh thực hiện tốt và nhắc nhở bạn cùng thực hiện đi bộ đúng quy định. * HSKT: HS nhận biết được phần đường dành cho người đi bộ. II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, sáp màu. III/ Hoạt động dạy - học Khởi động: HS hát bài: Trên sân trường. GV giới thiệu vào bài học. GV đọc mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản Việc 1: Cho HS xem video về đoạn đường dành cho người đi bộ Việc 2: HS trả lời ? Theo em những đoạn đường dành cho người đi bộ có đặc điểm như thế nào?; Khi nào người đi bộ được phép qua đường?
- Nội dung ĐGTX: HS trả lời được những đoạn đường có đường kẻ dọc là đoạn đường giành cho người đi bộ. ( Ở khu vực thành phố, thành thị) Khi đèn xanh bật lên thì được phép đi. còn ở làng quê chúng ta cần di sát mép đường bên phải. Phương pháp: Vấn đáp. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành Việc 1: HS tô màu phần đường giành cho người đi bộ.(Tranh 1,2). GV tiếp cận HS tô màu. Việc 2: BT2: HS nhận xét bạn nào đi bộ đúng quy định.(T1,2,3,4). Nội dung ĐGTX: HS tô màu đoạn đường dành cho người đi bộ; tranh 1.3 các bạn đi bộ đúng quy định, T2,4 các bạn đi bộ chưa đúng quy định. Phương pháp: Tích hợp Kĩ thuật: Phân tích, phản hồi. *Hoạt động kết thúc tiết học : HS nêu mục tiêu đạt được sau bài. - GV liên hệ thực tế , giáo dục học sinh đi bộ đúng quy định. c. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ những kiến thức em vừa ôn tập với bố mẹ. Ngày dạy: 4/2/2019 Lớp 4.2 KHOA HỌC 4: BÀI 23: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (T3) I. Mục tiêu -Kiến thức: Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua hay không cho ánh sáng truyền qua.
- - Kỹ năng:Biết thực hiện thực hiện đơn giản. - Thái độ: Biết chia sẽ, có ý thức trong học tập. - Năng lực:Biết tự vận dụng những kiến thức về ánh sáng và bóng tối để sử dụng ánh sáng phù hợp trong cuộc sống II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu HDH, máy tính, T.V III. Hoạt động học ⃰ Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. Quan sát và trả lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết: Bộ phận của mỗi vật cho ánh sáng truyền qua: Bóng đèn: vỏ thủy tinh bóng đèn Đồng hồ: Mặt kính đồng hồ Tủ: Mặt kính của tủ Ô tô: mặt kính đèn ô tô - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Đọc, quan sát và trả lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết đáp án đúng là: A. Phía trước nhà
- Vì nhà quay hướng đông thì khi mặt trời mọc ánh sáng sẽ chiếu thẳng vào mặt trước ngôi nhà, phía sau ngôi nhà (tức là phía Tây) sẽ là bóng của ngôi nhà. Vào buổi chiều, mặt trời đổ sang hướng Tây thì lúc đó bóng sẽ đổ về hướng đông, tức là trước mặt nhà - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Thực hiện hoạt động theo SHD - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết: * Chin câu chuyện mình yêu thích, cắt bìa làm hình các nhân vật * Căng một tấm vải to làm màn hình, đóng kín cửa, tắt đèn làm tối phòng, dùng đèn chiếu vào vật để tạo thành bóng vào màn hình với lời dẫn truyện và lồng tiếng nhân vật - Phương pháp: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. Tiết 3: HĐGD:Lớp 2.2 Ngày dạy: 4/2/2019 Đạo đức 2 LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: KT:+ Khi nhận điện thoại phải biết chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, không nói trống không. + Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình. KN: HS biết nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, mạnh dạn, nói to rõ ràng.
- TĐ: HS có thái độ tôn trọng, đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai. - NL: Thực hiện tốt việc lễ phép, nói năng rõ ràng khi nhận và gọi điện thoại. -GD KNS: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi gọi và nhận điện thoại. II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu III. Hoạt động dạy - học Khởi động: Cho HS xem đoạn video nhận và gọi điện thoại của 1 bạn nhỏ. ? Em có nhận xét gì khi bạn ấy nhận điện thoại? ? Em có đồng tình với cách cư xử của bạn ấy không? ĐGTX: Tiêu chí: HS trả lời: bạn nhận điện thoại nói năng còn thiếu lễ phép. Em không đồng tình với hành vi đó. Phương pháp: vấn đáp Kỹ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời GV giới thiệu vào bài mới. HS đọc mục tiêu bài học. A. HĐCB 1. Thảo luận tình huống Việc 1:Em nghe nội dung cuộc hội thoại, suy nghĩ trả lời tình huống. Việc 2:: Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh. Việc 3:NhómTrưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.Nhận xét, bổ sung, thống nhất thái độ cho tình huống của nhóm.Báo cáo cô giáo khi hoàn thành; các nhóm chia sẻ cách giải quyết. 2. Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại hợp lý Việc 1: - Đọc đoạn hội thoại, suy nghĩ sắp xếp các câu trong đoạn hội thoại cho phù hợp. Việc 2: Em chia sẻ với bạn bên cạnh.Nhận xét cho bạn
- Việc 3:Nhóm Trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.Nhận xét, bổ sung, tuyên dương những bạn làm đúng. *GV kết luận B. HĐTH Thảo luận và trả lời các câu hỏi Việc 1: - Đọc các câu hỏi, suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở nháp Việc 2: Em chia sẻ với bạn bên cạnh.Nhận xét cho bạn Việc 3:NhómTrưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.Nhận xét, bổ sung, tuyên dương những bạn làm đúng. *GV kết luận: -GD KNS: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi gọi và nhận điện thoại. * Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. Nội dung ĐGTX: HS thảo luận xử lí được các tình huống và sắp xếp hoàn thành đoạn hội thoại hợp lí. Trả lời được các câu hỏi trong sách. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, N/x bằng lời. -GD KNS: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi gọi và nhận điện thoại C. Hoạt động ứng dụng Chia sẻ những kiến thức em vừa ôn tập với bố mẹ. Ngày soạn: 4/ 2 / 2019 Ngày dạy: Lớp 52 ngày 5/ 2 / 2019 Khoa học 5: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (T2) (BSĐH) I. Mục tiêu: (T.H BVMT, TNMTB-HĐ, SDNLTK&HQ, KNS)
- - Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt II. Hoạt động học ⃰ Khởi động:- HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở.- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát và trả lời Quan sát các hình 9 – 12 trang 35 – 36 sách HDH Trả lời câu hỏi: - Trong những trường hợp đó, trường hợp nào gây lãng phí chất đốt, trường hợp nào tránh được lãng phí chất đốt? Vì sao - Vì sao phải tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt - Cần làm gì để tránh lãng phí Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo 4. Đọc và trả lời Đọc thông tin ghi nhớ trang 36 sách HDH Trả lời câu hỏi: - Vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường? - Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
- Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo B. Hoạt động thực hành Nêu một số nguy hiểm/tác hại có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt và cách phòng tránh C. Hoạt động ứng dụng Thực hành sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt ở gia đình Ngày soạn: 4/ 2 / 2019 Ngày dạy: Lớp 51, 52, 53 ngày 6/ 2/ 2019 Khoa học 5 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN (Tiết 1) (Tích hợp: BVMT, TNMTB-HĐ, SDNLTK&HQ, KNS) I. Mục tiêu: Sau tiết 1, HS : - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. - Kể tên một số loại nguồn điện II. Chuẩn bị: GV: Phiếu học tập cho 6 nhóm III. Các hoạt động dạy – học: ⃰ Khởi động: - Tổ chức cho vài HS nhắc lại kiến thức đã học: + Nêu tác dụng của chất đốt? + Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt? => GV giới thiệu bài - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
- A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát và trả lời - Việc 1: Đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh Kể tên các đồ dùng, máy móc sử dụng điện? Các đồ dùng, máy móc này dùng năng lượng điện để làm gì? Các đồ dùng, máy móc đó sử dụng điện lấy từ đâu? - Việc 2: Trao đổi nhóm đôi - Việc 3: HĐTQ huy động kết quả, báo cáo với cô giáo kết luận: Điện có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin, Các nguồn điện đó là pin, ắc quy, điện lưới nhà máy, 2. Hoàn thành bảng Việc 1: Một bạn đến góc học tập lấy phiếu học tập về bảng sử dụng điện Việc 2: Thảo luận và hoàn thành bảng Việc 3: Treo phiếu học tập lên góc học tập của nhóm mình Việc 4: Thầy quan sát và nhận xét kết quả giữa các nhóm Thầy hỏi: Các em hãy nói về các ưu điểm hoặc hạn chế của các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện? KL: Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, vui chơi, giải trí, rất tiện lợi nhưng phải tốn nhiều tiền. Vì thế ta phải tiết kiệm điện. 3. Đọc và trả lời: - Việc 1: Đọc thông tin
- - Việc 2: Trao đổi với bạn: + Kể tên một số nhà máy điện của nước ta? + Ở nhà, em sở dụng điện vào những việc gì? + Khi muốn một thiết bị điện hoạt động ta cần phải làm gì? - Việc 3: HĐTQ huy động kết quả, báo cáo với cô giáo Cô giáo: Chốt kiến thức tiết học, dặn các nhóm chuẩn bị pin, hai sợi dây, bóng đèn đẻ thực hành lắp mạch điện Ngày dạy: 7/ 2/2019 Lớp 2.3 TN-XH 2 :BÀI 10: CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM ( T2) I. Mục tiêu: -Kiến thức:Kể được tên của một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi gia đình em ở. - Kỹ năng:Biết một những nghề trong xã hội. - Thái độ: Biết chia sẽ, có ý thức yêu quê hương gắn bó với quê hương. - Năng lực:Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: Máy tính- Tv, - Tài liệu HDH, các biển báo giao thông II.Đồ dùng dạy học: - Tài liệu HDH, các biển báo giao thông, máy tính T.V III. Hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở.
- - HS Đọc mục tiêu bài. A . HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 5 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: - Tiêu chí ĐGTX: + HS đọc lại đoạn văn và trả lời được một số nghề với việc làm như dạy học, làm ruộng, đưa thư, khám chữa bệnh, dọn vệ sinh .Mỗ nghề đều quan trọng như nhau và đều đóng góp cho xã hội nên chúng ta cần trân trọng. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 6. Liên hệ thực tế: - Tiêu chí ĐGTX: + HS biết việc làm ở thành thị và nông thôn. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Em cùng chia sẻ với bạn viết tên những nghề chính ở địa phương em - Tiêu chí ĐGTX: + HS trình bày được một số nghề chính ở địa phương - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Ngày dạy: 8/2/2019 Lớp 4.1, 4.3
- KHOA HỌC 4: BÀI 23: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (T1) I. Mục tiêu -Kiến thức:Nắm được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật, động vật, con người. - Kỹ năng:Biết thực một số cách đơn giản để đảm bảo ánh sáng cho sự sống cua vật nuôi và cây trồng. - Thái độ: Biết chia sẽ, có ý thức trong học tập. - Năng lực:Biết tự vận dụng những kiến thức về ánh sáng để sử dụng ánh sáng phù hợp trong cuộc sống II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu HDH, máy tính, T.V III. Hoạt động học ⃰ Khởi động - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và thảo luận - Tiêu chí ĐGTX: + HS nắm được: Vai trò của ánh sáng: Với con người: Giúp con người khỏe mạnh, trao đổi thông tin, sinh hoạt Với động vật: giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống và dễ dàng phát hiện các mối nguy hiểm Với thực vật: giúp cây quang hợp và phát triển - Phương pháp: Vấn đáp.
- - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi 2. Liên hệ thực tế và trả lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS liên hệ thực tế và nắm được: Để đảm bảo ánh sáng cho cuộc sống của mình và cho sự sống của vật nuôi, cây trồng, con người đã tạo ra các loại ánh sáng khác như ánh sáng đèn điện, ánh sáng đèn pin, ắc quy - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi 3. Đọc và trả lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS đọc và nắm được bài tập Ánh sáng thực sự cần thiết đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Do đó, nếu không có ánh sáng thì sẽ không còn tồn tại sự vật trên trái đất này. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi