Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 28

docx 25 trang thienle22 7770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_28_gv_nguyen_thi_hieu.docx

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 28

  1. TUẦN 28: Thứ 2, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1 – 2: TIẾNG VIỆT Từng tiếng rời I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: A II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Tách lời nói thành từng tiếng rời * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc trôi chảy hai câu ca về Bác Hồ + Biết thay thế mỗi tiếng bằng một vật, bằng một hình. + HS nắm được tiếng là vật thật. Các đồ vật và mô hình đều là vật thay thế. + Mỗi lời nói đều có thể tách ra từng tiếng rời. + Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang. + Đọc đúng tốc độ bài: Nước Việt Nam ta. + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ A hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: An cư lạc nghiệp. + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. 1
  2. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Biết viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, tên địa lý nước ngoài, + Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài ( đoạn 3: Nước Việt Nam ta. + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Đọc bài “ Nước Việt Nam ta” cho người thân nghe. ___ Tiết 4: TOÁN Giải toán có lời văn (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Hiểu bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số (BT1; BT2 ; BT3 trang 148) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải toán. - GV đọc đề bài toán. - GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? (có 9 con gà, đem bán 3 con gà) + Bài toán hỏi gì? ( còn lại mấy con gà ?) + Muốn biết còn lại mấy con gà, ta thực hiện phép tính nào? (tính trừ) - GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách giải bài toán. - GV hướng dẫn học sinh nêu tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải. - Học sinh trình bày vào bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Giải bài toán - Gọi học sinh đọc bài toán. - GV hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. 2
  3. - Học sinh thực hiện cá nhân giải bài toán vào vở. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi. - Thực hiện nhóm đôi: tóm tắt bài toán; giải bài toán. - Chia sẻ bài với nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán. - Thảo luận nhóm, giải bài toán vào bảng. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Giải được bài toán có phép trừ. + Trình bày và giải được các bài toán theo yêu cầu. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân các bước khi giải bài toán có lời văn. ___ Buổi chiều Tiết 1: ÔN LUYỆN TOÁN Giải toán có lời văn I.Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm chắc các bước khi giải toán có lời văn. - Giáo dục học sinh tính chính xác, ham học môn Toán. II. Hoạt động dạy học: Bài 1: Giải bài toán: - Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài giải. - GV quan sát, nhận xét. Bài 2: Giải bài toán - Thực hiện giải bài toán theo nhóm đôi hoàn thành bài tập. - Đổi vở, nhận xét bài nhau. - GV quan sát, giúp đỡ. Bài 3: Giải bài toán - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, hoàn thành đề bài toán. - Thực hiện giải bài toán. 3
  4. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành , vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: Học sinh giải được các bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân kết quả học tập trên lớp. ___ Tiết 2 - 3: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Từng tiếng rời I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm được mỗi lời nói đều có thể tách ra từng tiếng. - Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Sự tích mùa xuân (trang 4). - Ham học, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Em luyện đọc - GV tổ chức cho học sinh đọc bài: “Sự tích mùa xuân” trong sách BTTHTV. - GV hướng dẫn đọc theo quy trình. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Phát âm to, rõ ràng, đọc đúng các câu có trong bài, đọc đúng tốc độ. Việc 2: Em tìm hiểu bài Học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Trong câu chuyện, mùa xuân chỉ đến khi nào? Câu 2: Vì sao thỏ con muốn mùa xuân đến thật nhanh? Câu 3: Ai dệt cầu vồng và ai báo tin cho các loài hoa cùng nở? Câu 4: Em thích điều gì nhất ở mùa xuân? GV quan sát, hướng dẫn. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của bài “ Sự tích mùa xuân” III. Hoạt động ứng dụng: 4
  5. - Nhờ bố, mẹ đọc đoạn 1 bài “ Sự tích mùa xuân” nghe và viết lại. ___ Thứ 3, ngày 19 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1- 2: TIẾNG VIỆT Tiếng khác nhau I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: Ă II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Tìm tiếng khác nhau * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Tìm được tiếng giống nhau, tiếng khác nhau trong bài: Ngày Giỗ Tổ + Nhận biết được tiếng giống nhau, khác nhau. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng tốc độ bài: Các Vua Hùng + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ Ă hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Ăn no mặc ấm. + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. 5
  6. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Biết viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương. Phong Châu, Văn Lang + Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài ( đoạn 1): Các Vua Hùng + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn luyện đọc bài “ Các Vua Hùng”. ___ Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng giải bài toán có phép trừ. - Thực hiện cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20. (BT1; BT2; BT3 trang 150) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng Toán; phiếu bài tập 3. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Truyền điện 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh bài toán. - Hướng dẫn học sinh tóm tắt. - Học sinh giải bài toán. - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giải bài toán - Học sinh đọc bài toán. - Tóm tắt, giải bài toán. - Cùng chia sẻ kết quả của nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống: - GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm đôi. - Thực hiện trên phiếu bài tập. - Thống nhất kết quả, chia sẻ cùng nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. 6
  7. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Trình bày và giải được bài toán có một phép trừ. + Thực hiện cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 20. III. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ cùng bạn kết quả học tập của mình. ___ Thứ 4, ngày 20 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về giải toán có lời văn. - Giải và trình bày bài giải toán có lời văn có một phép trừ (BT1; BT2; BT3; BT4 trang 151) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Múa hát tập thể. 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Học sinh thực hiện tóm tắt và giải bài toán. - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giải bài toán - GV yêu cầu học sinh giải bài toán. - Thực hiện cá nhân giải bài toán. - Chia sẻ cùng bạn bài giải của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Giải bài toán - GV hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. - Học sinh thực hiện nhóm đôi: giải bài toán. - Đổi vở nhận xét bài nhau. - GV nhận xét. Bài 4: Giải bài toán 7
  8. - Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để nêu bài toán. - Học sinh giải bài toán theo cá nhân. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: Giải và trình bày bài toán có lời văn có một phép tính trừ. III. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ cùng người thân kết quả học tập của mình. ___ Tiết 3 - 4: TIẾNG VIỆT Tiếng khác nhau từng phần I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: Â II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Tách tiếng ra từng phần * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Nhận biết được tiếng có ba phần: phần đầu, phần vần, phần thanh. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng, đọc diễn cảm nhịp 2/2/ 2 bài: Trong đầm gì đẹp bằng sen. + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ Â hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Ân sâu nghĩa nặng. 8
  9. + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Biết cách trình bày theo thể thơ lục bát sáu – tám , các chữ cái đầu câu phải viết hoa. + Nghe viết đúng chính tả bài: Trong đầm gì đẹp bằng sen + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn đọc thuộc lòng bài “ Trong đầm gì đẹp bằng sen”. ___ Thứ 5, ngày 21 tháng 3 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1 -2: TIẾNG VIỆT Tiếng thanh ngang I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: B II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Phân giải tiếng thanh ngang * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + H đọc và phân tích được tiếng / vua/ + Tìm được các tiếng có thanh ngang trong hai câu thơ. Biết vẽ và đưa tiếng /cao / vào mô hình ( phần thanh không thể hiện bằng kí tự nào). + Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: 9
  10. + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng tốc độ bài: Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ B hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Bắt khoan bắt nhặt. + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Nghe viết đúng một đoạn trong bài: Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn thi kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. ___ Tiết 4: TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết lập bài toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán. - Biết cách giải và trình bày bài giải. (BT1; BT2 trang 152) - Rèn luyện tính toán nhanh, chính xác; ham thích học toán . II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Đố bạn. 2. Giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giaiả bài toán. - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh. - Học sinh quan sát tranh, nêu bài toán. - Yêu cầu học sinh giải bài toán. 10
  11. - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Nhìn trah vẽ, nêu tóm tắt bài toán, rồi giải bài toán đó: - GV yêu cầu học sinh thực hiện nhóm đôi. - Thực hiện nhóm đôi: nêu tóm tắt bài toán; giải bài toán. - Cùng chia sẻ, nhận xét bài nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Biết lập và tóm tắt bài toán theo tranh. + Giải được bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: Em và bạn cùng nêu một bài toán rồi thi xem ai giải nhanh nhất. ___ Buổi chiều Tiết 1: ÔN LUYỆN TOÁN Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về kỹ năng lập bài toán và giải toán có lời văn theo tranh. - Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác. II. Hoạt động dạy học: Bài 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm, rồi giải bài toán đó: - Hướng dẫn học sinh nêu bài toán. - Nêu bài toán, tóm tắt bài toán. - Giải bài toán vào vở bài tập. - GV quan sát, giúp đỡ. Bài 2: Giải bài toán. - Học sinh nêu bài toán. - Tóm tắt rồi giải bài toán. - Cùng chia sẻ bài giải, nhận xét bài nhau. - GV quan sát, giúp đỡ. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành , vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: Học sinh biết lập bài toán có lời văn dựa vào tranh vẽ.; giải bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: 11
  12. - Chia sẻ với người thân kết quả học tập trên lớp. ___ Tiết 2: ÔN LUYỆN TOÁN Giải toán có lời văn I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về thực hiện cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20; giải bài toán có lời văn có một phép trừ. - Thực hiện hoàn thành các bài tập ( 1, 2, 3,4 ) trong vở ôn luyện. - Học sinh ham học hỏi, yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học: GV yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập: 1, 2, 3, 4 (trang 51, 52) trong vở em tự ôn luyệnToán. Bài 1: Em nêu số - Học sinh thực hiện nhóm đôi thực hiện cộng, trừ. - Chia sẻ, nhận xét bài nhau. - GV quan sát, nhận xét. Bài 2: Em và bạn cùng đọc bài toán - Cùng đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán. - Cùng chia sẻ cách giải bài toán. - Đổi vở nhận xét bài nhau. - GV quan sát, nhận xét. Bài 3: Em và bạn cùng đọc bài toán -Thực hiện nhóm đôi: đọc, tóm tắt và giải bài toán. - Cùng thống nhất kết quả bài làm. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Em và bạn quan sát tranh vẽ - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ, lập bài toán. - Cùng đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán. - Đổi vở nhận xét bài nhau. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20. + Giải và trình bày được bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với bạn kết quả bài tập của mình. 12
  13. Tiết 3: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Tiếng thang ngang I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm được tiếng thang ngang có ba phần. - Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Sự tích Hồ Gươm (trang 6). - Ham học, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Em luyện đọc - GV tổ chức cho học sinh đọc bài: “Sự tích Hồ Gươm” trong sách BTTHTV. - GV hướng dẫn đọc theo quy trình. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Phát âm to, rõ ràng, đọc đúng các câu có trong bài, đọc đúng tốc độ. Việc 2: Em tìm hiểu bài Học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khi sang xâm lược nước ta, giặc Minh làm gì ? Câu 2: Ai kéo lưới và nhặt được lưỡi gươm ? Câu 3: Đức Long Vương sai rùa vàng lấy lại gươm thần ở đâu ? Câu 4: Em kể những điều em biết về Hồ Gươm ? GV quan sát, hướng dẫn. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của bài “ Sự tích Hồ Gươm” III. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe những gì em biết về Hồ Gươm. ___ Thứ 6, ngày 22 tháng 3 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1- 2: TIẾNG VIỆT Phụ âm I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: C 13
  14. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Phân giải cấu trúc ngữ âm tiếng /ba/ * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + H biết vẽ và và đưa tiếng vào mô hình, cách nhận biết nguyên âm , phụ âm. + Kể được các phụ âm của Tiếng Việt. + Biết phần đầu của tiếng là phụ âm. + Thao tác trên mô hình nhanh, chính xác. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng tốc độ bài: Phù Đổng Thiên Vương. + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ C hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Có chí thì nên. + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Nghe viết đúng một đoạn trong bài: Phù Đổng Thiên Vương. + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Giới thiệu cho bố (mẹ) về đền thờ Thánh Gióng mà em đã được biết. 14
  15. Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Phụ âm I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh phân biệt được nguyên âm và phu âm. - Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Đi tàu trên sông Vôn - ga (trang 8). - Ham học, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Em luyện đọc - GV tổ chức cho học sinh đọc bài: “Đi tàu trên sông Vôn - ga” trong sách BTTHTV. - GV hướng dẫn đọc theo quy trình. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Phát âm to, rõ ràng, đọc đúng các câu có trong bài, đọc đúng tốc độ. Việc 2: Em tìm hiểu bài Học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Hai bà cháu đi tàu trên sông Vôn – ga vào mùa nào ? Câu 2: Em cột A với cột B cho phù hợp với nội dung bài học? GV quan sát, hướng dẫn. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của bài “Đi tàu trên sông Vôn - ga” III. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe những con sông mà em biết. ___ Buổi chiều Tiết1: BD TIẾNG VIỆT Luyện viết I.Mục tiêu: - Rèn cho học sinh viết đúng độ cao, độ rộng; viết đúng luật chính tả. - Có kĩ năng luyện viết đúng, đều, đẹp. - Có tính cẩn thận, yêu thích môn Tiếng Việt. 15
  16. II. Hoạt động dạy học: GV đọc bài thơ: Trong đầm gì đẹp bằng sen. Học sinh lắng nghe. GV đọc bài cho học sinh viết. Thực hiện viết theo quy trình. Nhận xét, sửa lỗi chính tả. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng độ cao, độ rộng của con chữ, viết đúng chính tả. + Viết đều, đẹp, trình bày sạch sẽ. III. Hoạt động ứng dụng: - Nhờ bố (mẹ) đọc đoạn 3 bài “Phù Đổng Thiên Vương” nghe và viết lại. ___ Tiết 2: BD TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh kỹ năng lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt được đề toán; giải được bài toán có lời văn bằng một phép trừ. - Thực hiện hoàn thành các bài tập (5, 6, 7, 8) trong vở ôn luyện. - Học sinh ham học hỏi, yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học: GV yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập: 5, 6, 7, 8 (trang 53, 54, 55) trong vở em tự ôn luyện Toán. Bài 5: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh đợc bài toán. - Thực hiện cá nhân giải bài toán. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 6: Giải bài toán - GV hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt để giải bài toán. - GV quan sát, nhận xét. Bài 7: Nhìn tranhvẽ, nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó. - Thực hiện cá nhân nêu tóm tắt bài toán. - Giaỉ bài toán vào vở. - Thống nhất cùng bạn kết quả. 16
  17. - GV nhận xét bài nhau. Bài 8: Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán đó. - Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm đôi. - Thực hiện nhóm: cùng tóm tắt và giải bài toán. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Biết lập bài toán theo tranh vẽ; giải được bài toán có một phép trừ. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cùng người thân kết quả học tập. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TUẦN 28 I. Mục tiêu: - Nắm được tình hình lớp trong tuần qua. - Biết được kế hoạch tuần 29. - Sinh hoạt, vui chơi II. Nội dung: Khởi động: Hát. 1. Đánh giá tình hình tuần qua: * Ưu điểm: - Duy trì sĩ số học sinh trên từng buổi học: 24/ 24 em. - Đảm bảo vệ sinh trường lớp. - Có ý thức trong học tập: Ngọc Diệp, Nguyên Đức, Kiều Oanh. - Tham gia làm vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo. * Tồn tại: - Một số bạn còn chưa chú ý học bài: Bảo, Quỳnh 2. Nhiệm vụ tuần tới: - Duy trì sĩ số, đi học đúng giờ. - Học và chuẩn bị bài chu đáo. - Tăng cường rèn đọc, rèn viết. - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến. - Tham gia ngày hội: Thiếu nhi vui khỏe. - Thực hiện tốt các kĩ năng: chào hỏi, lễ phép; thực hiện tốt ATGT. - Các hoạt động khác thực hiện theo lịch trường. 3. Hoạt động tập thể: 17
  18. - Tổ chức cho HS hát tập thể, chơi trò chơi. - Tham gia HĐNGLL đầy đủ. - Nhổ cỏ chăm sóc bồn hoa cây cảnh. ___ Ký duyệt giáo án ngày 18 tháng 3 năm 2019 P.Hiệu Trưởng Trần Thị Mỹ Dạ 18
  19. TUẦN 20 (TỪ NGÀY 14/1/2019 ĐẾN NGÀY 18/1/2019) THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ 3 Đạo Đức Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo (t2) 4 Toán Phép cộng dạng 14 + 3 2 1 ÔL T Phép cộng dạng 14 + 3 CHIỀU 2 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 3 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 T.Anh Unit 9: Lesson 2 4 Toán Luyện tập 3 1 Âm nhạc Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh CHIỀU 2 HĐNGLL Chủ đề 4 (t1) 3 Thủ công Gấp cái ví (t2) 1 Toán Phép trừ dạng 17 – 3 SÁNG 2 Thể dục Động tác vươn thở Điểm số hàng dọc theo tổ 4 3 Tiếng Việt Luyện tập 4 Tiếng Việt Luyện tập 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 3 TNXH An toàn trên đường đi học. 4 Toán Luyện tập 5 1 ÔL T Luyện tập CHIỀU 2 ÔL T Luyện tập 3 ÔLTV Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 Tiếng Anh Unit 9: Lesson 3 6 4 ÔL TV Vần không có âm cuối: /ưa/ 1 BDTV Luyện viết CHIỀU 2 BDT Phép cộng, trừ trong phạm vi 20 19
  20. 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 20 Ngày 14 tháng 1 năm 2019 Ký duyệt BGH TPCM Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu TUẦN 20 (TỪ NGÀY 14/1/2019 ĐẾN NGÀY 18/1/2019) THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/, uôt/ 3 Đạo Đức 4 Toán Phép cộng dạng 14 + 3 2 1 ÔL T Phép cộng dạng 14 + 3 CHIỀU 2 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 3 ÔL TV Nguyên âm đôi /uô/. Vần có âm cuối: /uôn/ 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 T.Anh 4 Toán Luyện tập 3 1 Âm nhạc CHIỀU 2 HĐNGLL 3 Thủ công 1 Toán Phép trừ dạng 17 – 3 SÁNG 2 Thể dục 4 3 Tiếng Việt Luyện tập 4 Tiếng Việt Luyện tập 1 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ SÁNG 2 Tiếng Việt Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 3 TNXH 4 Toán Luyện tập 5 1 ÔL T Luyện tập CHIỀU 2 ÔL T Luyện tập 3 ÔLTV Nguyên âm đôi: /ươ/.Vần có âm cuối/ươn/,/ươt/ 20
  21. 1 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ SÁNG 2 Tiếng Việt Vần không có âm cuối: /ưa/ 3 Tiếng Anh 4 ÔL TV Vần không có âm cuối: /ưa/ 6 1 BDTV Luyện viết CHIỀU 2 BDT Phép cộng, trừ trong phạm vi 20 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 20 Ngày 14 tháng 1 năm 2019 Ký duyệt BGH GV Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu TUẦN 8 (TỪ NGÀY 22/10/2018 ĐẾN NGÀY 26/10/2018) THỨ BUỔI TIẾT MÔN TÊN BÀI DẠY 21
  22. 1 Tiếng Việt Âm /u/, /ư/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /u/, /ư/ 3 Toán Luyện tập 4 ÔL Toán Luyện tập 2 1 Mĩ Thuật Những con cá đáng yêu (t3) CHIỀU 2 Mĩ Thuật Em và bạn em (t1) 3 ÔL TV Âm /u/, /ư/ 1 Tiếng Việt Âm /v/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /v/ 3 T.Anh Unit 1: My classroom (Lesson 2) 4 Toán Luyện tập chung 3 1 Âm nhạc Ôn tập bài hát: Lí cây xanh. Tập nói thơ CHIỀU 2 HĐNGLL Chủ đề 2 (t3) 3 Thủ công Xé, dán hình cây đơn giản. (t2) 1 Toán Kiểm tra giữa HKI (Ôn tập) SÁNG 2 Thể dục Đứng đưa hai tay dang ngang. Đứng 4 3 Tiếng Việt Âm /x/ 4 Tiếng Việt Âm /x/ 1 Tiếng Việt Âm /y/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /y/ 3 TNXH Chăm sóc và bảo vệ răng 4 Toán Phép trừ trong phạm vi 3 5 1 ÔL T Phép trừ trong phạm vi 3 CHIỀU 2 Đạo Đức Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ 3 ÔLTV Âm /y/ 1 Tiếng Việt Luyện tập SÁNG 2 Tiếng Việt Luyện tập 3 Tiếng Anh Unit 1: My classroom (Lesson 3) 4 ÔL TV Luyện tập 6 1 BDTV Luyện tập CHIỀU 2 BDT Luyện tập 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 9 Ngày 22 tháng 10 năm 2018 Ký duyệt BGH GV Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu 22
  23. TUẦN 6 (TỪ NGÀY 01/10/2018 ĐẾN NGÀY( 5/10/2018) TIẾ THỨ BUỔI MÔN TÊN BÀI DẠY T 1 Tiếng Việt Âm /kh/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /kh/ 3 Toán Số 10 4 ÔL Toán Số 10 2 1 ÔL T Số 10 CHIỀU 2 ÔL TV Âm /kh/ 3 ÔL TV Âm /kh/ 1 Tiếng Việt Âm /l/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /l/ 3 T.Anh 4 Toán Số 8 3 1 Âm nhạc Học hát: Tìm bạn thân. CHIỀU 2 HĐNGLL Chủ đề 1 (t6) 3 Thủ công Xé, dán hình quả cam 1 Toán Luyện tập SÁNG 2 Thể dục Tập hợp hàng dọc, TC: Đi qua đường 4 3 Tiếng Việt Âm /m/ 4 Tiếng Việt Âm /m/ 23
  24. 1 Tiếng Việt Âm /n/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /n/ 3 TNXH Chăm sóc và bảo vệ răng 4 Toán Luyện tập chung 5 1 ÔL T Luyện tập chung CHIỀU 2 Đạo Đức Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (t2) 3 ÔLTV Âm /n/ 1 Tiếng Việt Âm /ng/ SÁNG 2 Tiếng Việt Âm /ng/ 3 Tiếng Anh 4 ÔL TV Âm /ng/ 6 1 BDTV Luyện tập CHIỀU 2 BDT Luyện tập 3 SHTT Sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 6 Ngày 01 tháng 10 năm 2018 Ký duyệt BGH TPCM Trần Thị Mỹ Dạ Nguyễn Thị Hiểu 24