Giáo án Âm nhạc bậc tiểu học - Tuần 17
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc bậc tiểu học - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_am_nhac_bac_tieu_hoc_tuan_17.doc
Nội dung text: Giáo án Âm nhạc bậc tiểu học - Tuần 17
- TUẦN 17 Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 2: ÂM NHẠC LỚP 3 Học bài tự chọn Học bài hát: Em là bông lúa Điện Biên I. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu, lời ca - Biết hát kết hợp gõ đệm. - Qua bài hát HS thêm yêu quê hương, các làn điệu dân ca. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ, bộ gõ - Thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Khởi động: - Hát và vận động bài: Gà gáy dân ca Cống. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài hát. - Em hãy kể tên một số địa điểm đẹp ở Quảng Bình. - GV giới thiệu: Bài hát Mời bạn về Đồng Hới quê tôi là bài theo điệu Đăng đàn cung, do nhạc sĩ Quách Mộng Lân đặt lời mới. Hoạt động 2: Nghe hát mẫu. - Nghe cô giáo hát mẫu, HS cảm nhận giai điệu. Hoạt động 3: Tập hát. - Tập hát từng câu theo lối móc xích, mỗi câu GV đàn 2-3 lần cho học sinh nghe và hát nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. GV hát mẫu những chổ cần thiết. - Sau khi tập xong, GV hướng dẫn HS hát lời 1 vài lần. - Tập hát lời 2: Khuyến khích HS dựa trên giai điệu của lời 1 tự ghép lời 2. Mời một số học sinh có năng khiếu thể hiện trước. - Ghép toàn bài dưới nhiều hình thức: Đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân. - GV nhận xét. Đánh giá - Hát đúng giai điệu - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp Hoạt động 2. Hát kết hợi gõ đệm - GV hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo bài hát. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. - Hát kết hợp gõ đệm luân phiên. - Hát kết hợp vận động nhún chân nhịp nhàng theo nhạc. - HS và GV góp ý, nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng:. - GV đệm đàn yêu cầu cả lớp đứng lên hát kết hợp vận động theo nhịp - Về nhà các em biểu diễn cho gia đình cùng nghe
- Thứ 3 ngày 18 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 2 : ÂM NHẠC LỚP 4 Ôn tập I. Mục tiêu: - Biết đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm bài TĐN số 2, số 3. - HS hứng thú với môn học, yêu thích ca hát. II. Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ đệm, gõ, bảng phụ bài TĐN số 2, số 3. - Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ điều hành hát và vận động một bài hát đã học. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Ôn tập đọc nhạc số 2. - Nhắc lại cao độ, trường độ bài TĐN số 2 ?. + Luyện đọc cao độ: Đô-rê-mi-son. + Luyện tập tiết tấu. - Ôn tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca dưới nhiều hình thức. - Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4. - Đọc nhạc kết hợp gõ đệm luân phiên. - Lưu ý: Tùy theo từng nhóm để phân kiểu gõ đệm phù hợp. - Khuyến khích HS lên bảng đánh nhịp 2/4 cho cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca. - HS và GV góp ý, nhận xét. - Gọi trưởng ban VN lên tổ chức cho lớp tập biểu diễn một số bài hát đã học. Đánh giá - Đọc đúng cao độ của 2 bài TĐN - Biết đọc kết hợp ghép lời ca. Hoạt động 2. Ôn tập TĐN số 3 - Nhắc lại cao độ, trường độ. + Luyện đọc cao độ: Đô-rê-mi-fa-son. + Luyện tập tiết tấu. - Ôn tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca luân phiên dưới nhiều hình thức. - Các nhóm tự thống nhất kiểu gõ đệm mình thích để vừa đọc vừa gõ giữa các nhóm. - GV mời một số nhóm, cá nhân đọc lại bài tập đọc nhạc số 3 kết hợp gõ đệm. Khuyến khích nhóm, cá nhân dựa vào cách đánh nhịp bài TĐN số 2 để đánh nhịp bài TĐN số 3. - HS và GV góp ý, nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà đọc 2 bài TĐN số 2, số 3 cho gia đình cùng nghe. - Các em tập chép 2 tập đọc nhạc đó Buổi chiều Tiết 1: ÂM NHẠC LỚP 1. Học bài tự chọn Học bài hát: Nắng sớm
- I. Mục tiêu - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ đệm theo bài hát. - Qua bài hát giáo dục HS yêu thiên nhiên, luôn yêu đời và yêu cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ gõ, đệm, một số tranh ảnh về quang cảnh buổi sáng. - Nhạc cụ gõ, III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - Hát và vận động bài: Sắp đến tết rồi. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài hát. - GV yêu cầu HS quan sát tranh có trong bài hát: + Nói cho nhau nghe bức tranh vẽ gì ? + Báo cáo kết quả trước lớp. - Nghe cô giáo giới thiệu tác giả, nội dung bài hát. Nghe hát mẫu. - Nghe cô giáo hát mẫu, cảm nhận giai điệu. Tập hát. - Tập hát từng câu theo lối móc xích, mỗi câu GV đàn 2-3 lần cho học sinh nghe và hát nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Ghép toàn bài, tổ chức cho HS hát dưới nhiều hình thức để thuộc lời và giai điệu bài hát: - GV nghe và chỉnh sửa cho học sinh hát rõ lời, tròn tiếng thể hiện được tính chất tươi vui của bài hát. Đánh giá - Hát đúng giai điệu và lời ca - Biết hát kết hợp gõ đẹm theo nhịp Hoạt động 2. Hát kết hợp gõ đệm - GV hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách của bài hát. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hát kết hợp gõ đệm luân phiên giữa các dãy, nhóm. - Hát kết hợp nhún theo nhịp 2. - HS và GV góp ý, nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng:. - GV đệm đàn yêu cầu HS đứng lên hát kết hợp vận động theo nhạc. - Về nhà các con hát cho gia đình cung nghe. Thứ 4 ngày 19 tháng 12 năm 2018 Buổi sáng Tiết 2 ÂM NHẠC LỚP 2. Học bài tự chọn Học bài hát: Em gắng học chăm I.Mục tiêu:
- - Biết đây là bài dân ca địa phương theo điệu Đoản xuân. - Biết hát đúng giai điệu, lời ca kết hợp gõ đệm. - Yêu trường yêu lớp, biết chăm ngoan học giỏi. II. Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ, bộ gõ, sách giáo dục địa phương. - Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Hát và vận động bài: Xòe hoa dân ca Thái. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài hát. - Từ lớp 1 đến lớp 2 các em đã học được các bài dân ca nào ? - GV giới thiệu: Bài hát Em gắng học chăm là bài theo điệu Đoản xuân, lời mới nhạc sĩ Quách Mộng Lân. Nghe hát mẫu. - Nghe cô giáo hát mẫu, HS cảm nhận giai điệu. Tập hát từng câu - Đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. - Tập hát từng câu theo lối móc xích, mỗi câu GV đàn 2-3 lần cho học sinh nghe và hát nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. Lưu ý: Dân ca có những tiếng luyến láy đôi khi không chuẩn với cao độ của nốt nhạc có trong bài GV hát mẫu những chổ cần thiết cho HS hát tốt hơn. - Sau khi tập xong các câu, GV hướng dẫn HS hát lời 1 thực hiện theo lớp, nhóm, cá nhân. - Tập hát lời 2: Khuyến khích HS dựa trên giai điệu và tiết tấu của lời 1 tự ghép lời 2 dưới nhiều hình thức khác nhau. - GV nhận xét. Đánh giá - Hát đúng giai điệu và lời ca - Biết hát kết hợp gõ đẹm theo nhịp Hoạt động 2. Hát kết hợp gõ đệm - GV hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo bài hát. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hát kết hợp vận động theo bài hát. - HS và GV góp ý, nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng:. - GV đệm đàn yêu cầu cả lớp trình bày lại bài hát Em gắng học chăm. - Về nhà tự tìm động tác để phụ họa cho bài hát. Tiết 3, 4 ÂM NHẠC LỚP 5 TIẾT 17: TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2.
- I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Tập biểu diễn 2 bài hát. *HSNK: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm bài TĐN số 2. - HS yêu thích âm nhạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Nhạc cụ đệm, gõ, bảng phụ bài TĐN số 2. HS: Sách Âm nhạc 5, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: 1. Ôn bài cũ: - HĐ cả lớp: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài Đất nước tươi đẹp sao. - GV nhận xét. 2. Xác định mục tiêu bài học: GV: Giới thiệu bài học; Kí hiệu SGK; Ghi đề bài; Nêu tóm tắt mục tiêu bài học. HS: Nhắc lại mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát: Reo vang bình minh. - HĐ cả lớp: - Việc 1: Hát kết hợp gõ đệm: Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm với 2 âm sắc. Thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng của bài hát. - Việc 2:Hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - HĐ cá nhân: Khuyến khích những HS nhớ động tác vận động lên biểu diễn. - HĐ nhóm: Tập biểu diễn bài hát. - HS và GV góp ý, nhận xét. Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - HĐ cả lớp: Việc 1: Hát đồng thanh kết hợp gõ đệm. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách. Việc 2: Hát lĩnh xướng và hòa giọng. Việc 3: Hát kết hợp vận động. - HĐ nhóm: Tập biểu diễn bài hát. + Nhóm hát đồng thanh. + Hát lĩnh xướng,hòa giọng. - Các nhóm chọn một trong hai cách để biểu diễn. Khuyến khích những nhóm có HS năng khiếu hát lĩnh xướng. - HS và GV góp ý, nhận xét. B. Hoạt động thực hành. - HĐ cá nhân: Nhắc lại cao độ, trường độ bài TĐN số 2 ? - HĐ cả lớp: Việc 1: + Luyện đọc cao độ. + Luyện tập tiết tấu. Việc 2: Ôn tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca dưới nhiều hình thức. Việc 3: Đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp 2/4. - HĐ nhóm: Cử đại diện một vài nhóm lên đánh nhịp 2/4 cho nhóm đọc nhạc và hát lời ca.
- - HS và GV góp ý, nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà hát và biểu diễn cho gia đình xem. Học bài tự chọn Bài hát: Đất nước tươi đẹp sao I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp bài hát. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh minh họa cho bài hát. - Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. Ôn bài cũ: - Đọc nhạc kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài TĐN số 3. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài hát. - GV treo tranh. - Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi - HS và GV góp ý,nhận xét. - GV chốt ý, giới thiệu sơ lược về bài hát, tác giả. *Nghe hát mẫu. - Giáo viên hát mẫu, lớp nghe và cảm nhận giai điệu. *Tập hát từng câu. - Chia câu, đọc lời ca theo tiết tấu. - Tập hát từng câu, chú ý nhắc HS những tiếng có luyến và ngân đủ trường độ ở cuối mỗi câu hát, thể hiện mềm mại nhẹ nhàng. Trong quá trình tập gọi nhóm, cá nhân hát chỉnh sửa. * Hát toàn bài - Hát đồng thanh- Hát nhóm- Hát cá nhân. - GV nhận xét. 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2. Hát kết hợp gõ đệm - Hát kết hợp gõ, vỗ đệm theo nhịp. - Hát kết hợp gõ, vỗ đệm theo phách. - Hát và gõ đệm luân phiên giữa các nhóm. - HS nghe để khen, góp ý cho bạn. - GV nghe và nhận xét C. Hoạt động ứng dụng: - Hát và biểu diễn cho gia đình xem Ngày 10 tháng 12 năm 2018
- Hiệu Trưởng Ký duyệt Đặng Thái Hồng