Giáo án Âm nhạc bậc tiểu học - Tuần 16

doc 6 trang thienle22 10020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc bậc tiểu học - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_bac_tieu_hoc_tuan_16.doc

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc bậc tiểu học - Tuần 16

  1. TUẦN 16 Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2018 ÂM NHẠC LỚP 3 Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi I. Mục tiêu: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Biết tên gọi các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. - HS có thái độ nghiêm túc, hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc. II. Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ đệm, gõ, tranh ảnh minh họa cho câu chuyện, bảng phụ các nốt nhạc. - Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ điều hành cho cả lớp hát và vận động bài: Ngày mùa vui. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc. - Treo tranh minh họa cho câu chuyện. - Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi - GV kể chuyện Cá heo với âm nhạc, HS ghi nhớ. HĐ nhóm: - Nhóm trưởng điều hành trả lời câu hỏi: - Báo cáo kết quả trước lớp. - Khuyến khích HS tóm tắt lại câu chuyện ( áp dung với một lớp có HS năng khiếu ) - Rút ra ý nghĩa của âm nhạc đối với đời sống. * GV kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật. Đánh giá: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi. - GV giới thiệu tên các nốt nhạc trên khuông: Đồ - Rê - Mi - Fa - Son - La – Si, HS quan sát và ghi nhớ. - GV tổ chức trò chơi “7 anh em” - GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên 1 nốt nhạc theo thứ tự Đồ - Rê - Mi - Son - La - Si, GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói là “có” và nói tiếp “tên tôi là” theo tên nốt đã được qui định, ai nói sai là thua. *Trò chơi “khuông nhạc bàn tay” - GV giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay, HS nghe để biết cách chơi. Đánh giá: – Biết tên gọi và đọc được 7 nốt nhạc 4. Hoạt động thực hành - Nhóm trưởng điều hành tổ chức trò chơi với các thành viên trong nhóm.
  2. - Đại diện nhóm lên tổ chức trò chơi ( gọi HS nắm chắc vị trí các nốt nhạc trên khuông ) - HS và GV góp ý, nhận xét. IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm một số câu chuyện nói về âm nhạc - Tập viết và nhận biết tên các nốt nhạc thuần thục. Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2018 ÂM NHẠC LỚP 4 Ôn tập 3 bài hát: Em yêu hòa bình Bạn ơi lắng nghe, Cò lả I. Mục tiêu: - Biết hát đúng giai điệu và lời ca 3 bài hát kết hợp gõ đệm. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. - Yêu thích môn học, tích cực tham gia hát và biểu diễn. Thứ 3 ngày 04 tháng 12 năm 2018 II. Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ đệm, gõ thanh phách, Song loan. - Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát, tác giả ? 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình. - GV yêu cầu. + Hát đồng thanh. + Hát nối tiếp câu. + Hát lĩnh xướng hòa giọng. - GV nhắc HS thể hiễn đúng những tiếng luyến có trong bài. HĐ nhóm: - Ôn và thống nhất lại các động tác vận động. - Tập biểu diễn bài hát trước lớp. - HS và GV góp ý, nhận xét. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe. - GV hướng dẫn HS ôn lại bài hát, kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhịp , phách. - Ôn hát dưới nhiều hình thức. - HS đứng lên vận động và hát lại bài hát: Bạn ơi lắng nghe. - GV nhận xét. - Yeu cầu các nhóm lên biểu diễn - HS và GV góp ý, nhận xét. Hoạt động 3. Ôn tập bài hát: Cò lả - GV yêu cầu + Hát sử dụng các nhạc cụ gõ. + Hát theo hình thức xướng và xô. - GV nhận xét. - Các nhóm lên biểu diễn
  3. - GV và HS góp ý, nhận xét. Đánh giá: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời 3 bài hát - Kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng, động tác phù hợp. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà hát và biểu diễn cho gia đình xem. Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2018 ÂM NHẠC LỚP 1. Nghe Quốc ca Kể chuyện âm nhạc I. Mục tiêu: - Làm quen với bài hát Quốc ca. Biết khi chào cờ hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện Nai ngọc. - HS có thái độ nghiêm túc khi nghe Quốc ca và đứng chào cờ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh câu chuyện Nai Ngọc. III. Hoạt dộng dạy học : 1. Khởi động: - GV đàn bắt nhịp cho HS hát vang bài Sắp đến tết rồi kết hợp vận động. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3.Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1. Nghe Quốc ca - GV giới thiệu đôi nét về bài hát Quốc ca: - HS nghe Quốc ca, cảm nhận bài hát. - Hướng dẫn HS đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ nghiêm trang ( Khuyến khích HS thuộc bài hát, tập chào cờ kết hợp hát Quốc ca). - GV nhận xét. Đánh giá: - Biết bài hát Quốc ca được hát khi chào cờ và đứng nghiêm trang. Hoạt đông 2. Kể chuyện âm nhạc - GV treo tranh, kể chuyện theo tranh câu chuyện Nai Ngọc, HS lắng nghe. - GV yêu cầu cả lớp trả lời một số câu hỏi - GV kết luận. Đánh giá: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện Nai Ngọc IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn HS ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ, hát Quôc ca để thực hiện tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần. . Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2018 ÂM NHẠC LỚP 2. Kể chuyện âm nhạc Nghe nhạc
  4. I. Mục tiêu: - Biết Môda là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Áo - Nghe và hiểu được nội dung ý nghĩa bài hát. - HS ngồi học nghiêm túc, có hứng thú với tiết học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa cho câu chuyện III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban VN điều hành yêu cầu cả lớp đứng lên hát kết hợp vận động 1 trong số các bài hát đã học. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc: Mô-da – thần đồng âm nhạc. - GV treo ảnh giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Mô-da, HS lắng nghe và ghi nhớ. - HĐ nhóm: - Nhóm trưởng điều hành trả lời câu hỏi: - Báo cáo kết quả trước lớp. - GV đọc lại câu chuyện giúp HS ghi nhớ nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âm nhạc thế giới. - Khuyến khích HS tóm tắt lại câu chuyện. - HS và GV góp ý, nhận xét. Đánh giá: - Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện Hoạt động 2: Nghe nhạc bài: Khát vọng mùa xuân. - GV giới thiệu đôi nét về tác giả, nội dung bài hát, HS nghe và ghi nhớ. - Nghe nhạc lần 1, cảm nhận giai điệu. - Nói cho nhau nghe cảm nhận của mình sau khi nghe xong bài hát ? - Rút ra ý nghĩa giáo dục của bài hát - Báo cáo kết quả trước lớp. - HS góp ý, khen bạn. - GV nhận xét, kết luận chung. C. Hoạt động ứng dụng: - HS đứng lên vận động nhịp nhàng bài Khát vọng màu xuân. - Nhận xét tiết học. . Thứ 4 ngày 13 tháng 12 năm 2018 ÂM NHẠC LỚP 5 Học bài tự chọn Bài hát: Đất nước tươi đẹp sao I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp bài hát. - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tranh minh họa cho bài hát.
  5. - Thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. Ôn bài cũ: - Đọc nhạc kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài TĐN số 3. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài hát. - GV treo tranh. - Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi - HS và GV góp ý,nhận xét. - GV chốt ý, giới thiệu sơ lược về bài hát, tác giả. *Nghe hát mẫu. - Giáo viên hát mẫu, lớp nghe và cảm nhận giai điệu. *Tập hát từng câu. - Chia câu, đọc lời ca theo tiết tấu. - Tập hát từng câu, chú ý nhắc HS những tiếng có luyến và ngân đủ trường độ ở cuối mỗi câu hát, thể hiện mềm mại nhẹ nhàng. Trong quá trình tập gọi nhóm, cá nhân hát chỉnh sửa. * Hát toàn bài - Hát đồng thanh- Hát nhóm- Hát cá nhân. - GV nhận xét. 4. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2. Hát kết hợp gõ đệm - Hát kết hợp gõ, vỗ đệm theo nhịp. - Hát kết hợp gõ, vỗ đệm theo phách. - Hát và gõ đệm luân phiên giữa các nhóm. - HS nghe để khen, góp ý cho bạn. - GV nghe và nhận xét C. Hoạt động ứng dụng: - Hát và biểu diễn cho gia đình xem Ngày 10 tháng 12 năm 2018 Hiệu Trưởng Ký duyệt Đặng Thái Hồng