Đề ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh 8 - Unit 1-6 - Trường THCS Nguyễn Trãi

pdf 9 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 2150
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh 8 - Unit 1-6 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_tieng_anh_8_unit_1_6_truong.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh 8 - Unit 1-6 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. Nguyen Trai Junior high School English 8 REVISION FOR THE FIRST TERM (Unit 1-6) I.TENSES. 1. Present Simple . a. tobe : (+) S + am/ is/ are (-) S + am/ is/ are not (?) Am/ Is/ Are + S+.? (?) ( WH ) + am/ is/ are + S+.? b. Verbs: go, read, (+) S + V(s/es) (-) S + don’t/ doesn’t + V (?) Do/ Does + S +V ? (?) ( WH ) + do/ does + S +V ? Everyday ,always, usually, often, never, hardly, in the morning/ afternoon/ evening/ in spring/ summer/ autumn/, On Mondays/ at weekends 2. Present Progressive. (+) S + am/ is/ are + V-ing (-) S + am/ is/ are (not) + V-ing (?) Am/ Is/ Are + S +V-ing .? (?) ( WH ) + am/ is/ are + S +V-ing .? Now, at the present/ moment/ this time/ khi Look! Listen! Be careful! Be quiet! Hurry up đứng đầu câu 3. Near Future . (+) S + am/ is/ are + going to +V1 (-) S + am/ is/ are+ not + going to +V1 (?) Am/ Is/ Are + S + going to +V1 ? (?) ( WH ) + am/ is/ are + S + going to +V1 ? 4. Future Simple. (+) S+ will + V1 (-) S+ will not + V1 . (?) Will + S + V1 ? (?) ( WH ) + will + S + V1 ? Tomorrow, soon, tonight, next, this weekend, someday, oneday, in the future 5. Past simple tense. a. tobe : (+) S + Was / Were (-) S + Was /Was /Were + not (?) Was / Were + S ? (?) ( WH ) + was / were + S ? b. Verbs: go, read,
  2. (+) S + V2 / Ved (-) S + did + not + V (?) Did + S + V ? (?) ( WH ) + did + S + V ? last, ago, yesterday, this morning, in + period time in the past ( in 1999 ) 6. The present perfect tense. (+) S + have / has + Ved / V3 (-) S + have / has + not + Ved / V3 (? ) Have / Has / S + Ved / V3 ? (? ) ( W-H ) + have / has / S + Ved / V3 just, recently, ever, never, already, since, for, so far, yet, up to now II. VERBS OF LIKING + GERUNDS/ VERBS OF LIKING + TO-INFINITIVE (CÁC ĐỘNG TỪ DIỄN TẢ SỞ THÍCH CÁ NHÂN) Diễn tả sở thích bằng cụm từ tiếng Anh sau: Like Love Be keen on Enjoys Adore + V- ing Fancy Don’t mind Detest Hate Ví dụ: He loves watching football. (Anh ấy thích xem bóng đá.) John is keen on getting together. (John thích tụ tập bạn bè.) Loan enjoys reading book so much. (Loan rất thích đọc sách.) - Bạn cần phân biệt 2 dạng câu sau: - Like + V+ing: chỉ 1 hành động thuộc về sở thích, có tính chất lâu dài, theo thói quen Ví dụ: I like doing exercises at midnight. (Tôi thích làm bài tập vào lúc nửa đêm.) - Like to – infinitive: chỉ 1 hành động thích/ muốn làm gì đó có tính chất bộc phát, tạm thời. Ví dụ: I like to swim this Saturday. (Thứ bảy này tôi muốn đi bơi.) III.COMPARATIVE FORM OF ADJECTIVE AND ADVERBS (DẠNG SO SÁNH HƠN CỦA TÍNH TỪ VÀ TRẠNG TỪ)
  3. 1. Comparative adjectives (So sánh hơn của tính từ) Ta sử dụng So sánh hơn của tính từ (Comparative adjectives) để so sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác. Cấu trúc của câu so sánh hơn Short Adj: S + be + adj + er + than + Noun/ Pronoun Long Adj: S + be + more + adj + than + Noun/ Pronoun Ví dụ: China is bigger than India . (Trung Hoa to lớn hơn Ấn Độ) Gold is more valuable than silver. (Vàng có giá trị hơn bạc.) 2. Comparative adverbs (So sánh hơn với trạng từ) Short Adv: S + V + adv + er + than + Noun/ Pronoun Long Adv: S + V + more/ less + adv + than + Noun/ Pronoun - They work harder than I do. = They work harder than me. (Họ làm việc chăm chỉ hơn tôi.) - My friend did the test more carefully than I did. = My friend did the test more carefully than me. (Bạn tôi làm bài kiểm tra cẩn thận hơn tôi.) Trạng từ ngắn (Short adverbs) Trạng từ dài (Long adverbs) - Là trạng từ có một âm tiết - Là trạng từ có 2 âm tiết trở lên. Ví dụ: hard, fast, near, far, right, wrong, Ví dụ: quickly, interestingly, tiredly, * Một số trạng từ chỉ thể cách bất qui tắc: well – better, badly – worse Ex: I believe you will better in the next text. * Tương tự như tính từ, với các trạng từ có hai hoặc nhiều âm tiết, bạn thêm more hoặc most đằng trước trạng từ tương ứng cho so sánh hơn và so sánh nhất. So sánh bằng So sánh hơn So sánh nhất quickly more quickly most quickly fortunately more fortunately most fortunately * Với các trạng từ có một âm tiết, bạn thêm er hoặc est tương ứng với so sánh hơn và so sánh nhất. Nếu trạng từ loại này tận cùng là y, bạn biến y thành i rồi sau đó thêm er hoặc est. So sánh bằng So sánh hơn So sánh nhất hard harder hardest early earlier earliest * Một số trường hợp bất qui tắc Bảng dưới, mình liệt kê một số trạng từ không theo các qui tắc trên: So sánh bằng So sánh hơn So sánh nhất well better best badly worse worst little less least much more most far farther/ further farthest/ furthest
  4. IV.Wh-QUESTION WORDS (CÁC TỪ ĐỂ HỎI) 1. Câu hỏi "WH": Là câu hỏi khi trả lời ta không thể trả lời có hoặc không, hoặc cái này hoặc cái kia như câu trả lời yes/no mà phải trả lời đúng theo yêu cầu của từ để hỏi. 2. Ý nghĩa của các từ để hỏi - Who (ai) dùng để hỏi về người Ví dụ: Who is the MC of this TV programme? (Ai là người dẫn chương trình truyền hình này?) - What (cái gì) dùng để hỏi về sự vật, sự việc Ví dụ: What is your favourite programme? (Chương trình nào bạn thích?) - When (khi nào) dùng để hỏi về thời gian Ví dụ: When does the film start? (Khi nào bộ phim bắt đầu?) - Where (ở đâu) dùng để hỏi về địa điểm, nơi chốn Ví dụ: Where is my book? (Quyển sách của tớ đâu?) - Why (tại sao) dùng để hỏi về nguyên nhân và mục đích. Ví dụ: Why do you like Tao Quan programme? (Tại sao bạn thích chương trình Táo Quân?) - How (như thế nào, bằng cách nào) dùng để hỏi về cách thức, điều kiện và chất lượng. Ví dụ: How is the game show? (Trò chơi này thế nào?) * Trong đó từ để hỏi “how” có thể kết hợp với 1 tính từ để tạo thành các câu hỏi như: - How long (dài bao nhiêu, bao lâu) dùng để hỏi về độ dài của sự vật, hoặc khoảng thời gian. Ví dụ: How long does this film last? (Bộ phim này kéo dài bao lâu?) - How much/ many (bao nhiêu) dùng để hỏi về số lượng. Ví dụ: How many hours a day do you watch television? (Một ngày bạn xem ti vi bao nhiêu tiếng?) - How often (bao nhiêu lâu làm 1 lần, có thường xuyên không) dùng để hỏi về số lần lặp lại hay xuyên của một mức độ thường hành động hay sự việc. Ví dụ: How often do you watch the documentary? (Bạn có thường xuyên xem phim tài liệu không?) 3. Cấu trúc câu sử dụng từ để hỏi Từ để hỏi đóng vai trò là chủ ngữ. Cấu trúc:
  5. Wh + V + ? Ví dụ: A: Who holds this event? (Ai là người tổ chức sự kiện này vậy?) B: Mr. Tom holds this event. (Ngài Tom tổ chức sự kiện này.) Từ để hỏi không đóng vai trò là chủ ngữ Cấu trúc: Wh- + auxiliary verb + S + V+ ? Ví dụ: A: When do you go to the movie theatre? (Khi nào bạn đến rạp chiếu phim?) B: I go to the movie theatre at about 8 pm. (Tớ đi tới rạp chiếu phim khoảng 8 giờ tối.) V.SHOULD/ SHOULDN'T FOR ADVICE (ĐƯA RA LỜI KHUYÊN VỚI SHOULD VÀ SHOULDN'T) 1. Cấu trúc: S + should/ shouldn’t + V-infinitive (Should not = shouldn’t) 2. Cách dùng Should có nghĩa là nên và shouldn’t có nghĩa là không nên. Đây là cấu trúc thông dụng nhất để đưa ra lời khuyên trong tiếng anh. a. “ Should “ dùng để đưa ra lời khuyên. Ví dụ: I should do a lot of homework tonight. (Tôi nên làm nhiều bài tập tối nay.) You shouldn't work all day. (Bạn không nên làm việc cả ngày.) b. Chúng ta dùng “I should” hoặc “we should” để đề nghị những điều tốt chúng ta nên làm: Ví dụ: I should go home. It's midnight. (Tôi nên về nhà. Đã nửa đêm rồi.) We should invite them to our wedding. (Chúng ta nên mời họ đến dự đám cưới.) c. Chúng ta sử dụng dạng câu hỏi “should I/ we ?” để xin lời khuyên: Ví dụ: What should I say to Fred? (Tôi nên nói gì với Fred?) I need a new passport. Where should I go? (Tôi cần hộ chiếu mới. Tôi nên đến đâu?) d. Chúng ta thường sử dụng "I think" và "I don't think" với "should". Ví dụ: I think you should put the answers back. (Tôi nghĩ rằng bạn nên để bản câu trả lời lại.) She doesn't think they should use them. (Cô ta không nghĩ rằng họ nên sử dụng chúng.) Lưu ý: Khi chúng ta muốn khuyên ai đó nên làm một việc gì ở quá khứ hoặc chúng ta tự nói với bản thân mình hối hận về những việc mình đã làm hoặc chưa làm chúng ta dùng cấu trúc sau: S + should have + past participle (P2)./ S + shouldn't have + past participle (P2).
  6. Ví dụ: I should have studied harder. (Tôi không chăm chỉ học và rồi tôi bị trượt kỳ thi. bây giờ tôi hối hận về điều đó.) I should have gone to bed earl (= Tôi không đi ngủ sớm nên giờ tôi bị mệt) I shouldn't have eaten so much cake! (= Tôi đã ăn quá nhiều bánh và giờ đây tôi bị mệt.) You should have called me when you arrived. (Lẽ ra em nên gọi cho anh khi em đến nơi nhưng em không làm, điều này làm anh lo lắng) VI.SIMPLE SENTENCES (CÂU ĐƠN) Câu đơn là loại câu đơn giản nhất trong tiếng anh. Câu đơn chỉ bao gồm một mệnh đề độc lập, được dùng để miêu tả một sự vật, hiện tượng, ý tưởng hoặc đưa ra nghi vấn, thắc mắc. Câu đơn giản là một câu chỉ chứa 1 mệnh đề gồm chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Learning English is important nowadays. (Ngày nay việc học tiếng anh rất quan trọng.) Một câu đơn có thể có nhiều hơn một chủ ngữ Ví dụ: Mary and Tom are playing tennis. (Mary và Tom đang chơi tennis.) Một câu đơn có thể có nhiều động từ Ví dụ: I play some video games and learn English on my computer. (Tôi chơi game và học tiếng anh trên máy tính.) Một câu đơn có thể có 2 chủ ngữ và 2 động từ: Ví dụ: My sister and I play some video games and learn English on our computer. (Chị tôi và tôi chơi game và học tiếng anh trên máy tính.) VII.COMPOUND SENTENCES (CÂU GHÉP) Là câu chứa từ hai mệnh đề độc lập trở lên, diễn tả các ý chính có tầm quan trọng ngang nhau. Chúng ta sử dụng các cách sau để nối hai mệnh đề Sử dụng dấu chấm phẩy:
  7. Ví dụ: I met David yesterday; he’s just come out of hospital. (Hôm qua tôi gặp David; anh ta vừa ra khỏi bệnh viện.) Sử dụng dấu phẩy và một liên từ đẳng lập Ví dụ: He loves her but she doesn’t love him. (Anh ấy yêu cô ấy, nhưng cô ấy thì không.) We missed the bus, so we came to work late. (Chúng tôi lỡ chuyến xe, vì vậy chúng tôi đi làm muộn.) Sử dụng dấu chấm phẩy và một liên từ trạng từ (however, therefore, nevertheless ) và theo sau đó là dấu phẩy Ví dụ: Peter didn’t study; therefore, he failed the test. (Peter đã không học bài. Do đó cậu ấy thi trượt.) VIII.PAST SIMPLE (QUÁ KHỨ ĐƠN)(REVIEW) 1. Cách dùng * Thì quá khứ đơn diễn tả một sự việc xảy ra và kết thúc tại một thời điểm trong quá khứ. Ví dụ: I played football yesterday afternoon. (Tôi chơi bóng đá chiều hôm qua.) * Diễn tả một sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian ở quá khứ và đã kết thúc hoàn toàn ở hiện tại. Được dùng với các cụm từ như: for + khoảng thời gian; from to Ví dụ: I played football for 3 years. (Tôi chơi bóng đá được 3 năm). We were in the boat from Monday to Friday of last week. (Chúng tôi đã ở trên con thuyền này từ thứ Hai đến thứ Sáu tuần trước.) * Diễn tả một chuỗi các hoạt động xảy ra kế tiếp nhau trong quá khứ. Ví dụ: She came home, switched on the computer and played game. (Cô ấy về nhà, khởi động máy tính và chơi game.) 2. Cấu trúc câu: a. Câu khẳng định: S + V-ed/P2 Ví dụ: I played basketball with my friends yesterday afternoon. (Hôm qua tôi chơi bóng rổ với các bạn tôi.) He went to the gym last week.(Tuần trước anh ấy đến phòng tập.) b. Câu phủ định: S + did not/didn't + V-infinitive
  8. Ví dụ: We didn’t ski last winter. (Chúng tôi không trượt tuyết mùa đông năm ngoái.) Nam didn’t play table tennis yesterday. (Nam không chơi bóng bàn hôm qua.) c. Câu hỏi nghi vấn: Did + S + V-infinitive? Câu trả lời: Có 2 cách: Yes, S+ did (Có ) No, S+ did n’t. (Không ) Ví dụ: Did you take in cycling last month? (Tháng trước cậu tham gia đua xe không?) Yes, I did. (Có.) Did he skateboard yesterday? (Hôm qua anh ấy có chơi lướt ván không?) No, He didn’t. (Không) 3. Dạng quá khứ của động từ thường. a. Dạng quá khứ của động từ theo quy tắc. Thêm -ed vào sau những động từ theo quy tắc khi chia ở thì quá khứ đơn. Ví dụ: Last year, she worked for a big company. (Năm ngoái, cô ấy đã làm việc cho một công ty lớn.) Last night, he watched a football match. (Đêm qua anh ấy đã xem bóng đá.) Quy tắc thêm –ed - Động từ kết thúc bằng "-e" thêm "-d" vào sau động từ. Ví dụ: arrive – arrived - Động từ có một âm tiết hoặc có hai âm tiết nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 và động từ đó kết thúc bằng một nguyên âm + một phụ âm: Gấp đôi phụ âm cuối và thêm -ed. Ví dụ: stop - stopped, prefer - preferred. - Động từ kết thúc bằng một phụ âm và "-y" ta chuyển "–y" thành "-i" và thêm "-ed". Ví dụ: study – studied - Động từ kết thúc bằng một nguyên âm và "-y" ta thêm "-ed". Ví dụ: play - played Cách phát âm đuôi -ed - Phát âm là /ɪd/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /t/, /d/. Ví dụ: started , needed , wanted - Phát âm là /t/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là /k/, /s/, /ʃ/, /f/, /p/, /tʃ/. Ví dụ: looked , dressed , washed , laughed , stopped , watched - Phát âm là /d/ khi âm tận cùng của động từ nguyên thể là các âm còn lại. Ví dụ: smiled , played b. Dạng quá khứ của động từ bất quy tắc Cách chia động từ bất quy tắc: Xem ở cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc tra từ điển dạng thức quá khứ của các động từ này.
  9. Ví dụ: go- went have- had buy - bought 4. Các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ. Yesterday: Ngày hôm qua Yesterday morning: Sáng ngày hôm qua. Yesterday afternoon: Chiều hôm qua. Yesterday evening: Tối hôm qua (Two days, three weeks) ago: Hai ngày trước, ba tuần trước . Last (year, month, week): Năm ngoái, tháng trước, tuần trước In (2002, June): Năm 2002, vào tháng 6. From to : Từ thời điểm nào đến thời điểm nào. In the (2000s, 1980s): Vào những năm 2000, 1980. In the last century: Vào thế kỷ trước. In the past: Trước đây. IX.PAST CONTINUOUS (THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN) 1. Thì quá khứ tiếp diễn là gì? Thì QKTD (Past Continuous Tense) dùng khi muốn nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự vật hay sự việc hoăc thời gian sự vật hay sự việc đó diễn ra 2. Công thức thì quá khứ tiếp diễn ( + ) S + was/ were + V-ing ( - ) S + was/ were + not + V-ing ( ? ) Was/ were + S + V-ing? 3. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn - Diễn đạt hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ Ví dụ: I was reading book at 10 p.m yesterday. (Tôi đang đọc sách vào 10h tối ngày hôm qua.) - Diễn đạt hai hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ. Ví dụ: While I was taking a bath, she was using the computer. (Trong khi tôi đang tắm thì cô ấy dùng máy tính.) - Diễn đạt hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào . Ví dụ: I was listening to the news when my mother phoned. (Tôi đang nghe tin tức thì mẹ tôi gọi tới.) 4. Dấu hiệu nhận biết thì Quá khứ tiếp diễn? - Ngoài việc dựa vào cách dùng của thì Quá khứ tiếp diễn, ngữ cảnh của câu thì quá khứ tiếp diễn có xuất hiện các từ như: While (trong khi); When (Khi); at that time (vào thời điểm đó) at + giờ quá khứ, .