Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí 6 - Tiết 9

docx 6 trang thienle22 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí 6 - Tiết 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_dia_li_6_tiet_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Địa lí 6 - Tiết 9

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: ĐỊA LÍ 6 - TIẾT 9 Năm học: 2020 - 2021 (Thời gian:45 phút) I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA 1. Kiến thức: Đánh giá về sự tiếp thu kiến thức của học sinh sau khi học xong các nội dung: vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất, bản đồ và vai trò của bản đồ, tỉ lệ bản đồ, phương hướng và tọa độ địa lí, kí hiệu bản đồ. 2. Kĩ năng:Vận dụng các kiến thức đã học để nhận xét,đánh giá về tọa độ địa lí các điểm có trên bản đồ. 3.Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.Ý thức tự giác chủ động trong học tập II. MA TRẬN ĐỀ. Mức độ kiến thức kỹ năng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL 2 câu 4 câu 1 câu 7 câu Vị trí hình dạng kích (0.5 đ) (1 đ) (2 đ) (3.5 đ) thước Trái đất 5% 10% 20% 35% 2 câu 1 câu 3 câu Tỷ lệ bản đồ (0.5 đ) (2 đ) (2.5 đ) 5% 20% 25% 2 câu 4 câu 6 câu Ký hiệu bản đồ (0.5 đ) (1 đ) (1.5 đ) 5% 10% 15% 6 câu Phương hướng trên 1 câu 7 câu (1.5 bản đồ Kinh độ vĩ độ (1 đ) (2.5 đ) đ) toạ độ địa lý 10% 25% 15% 4 câu 16 câu 1 câu 2 câu 23 câu Tổng (1đ) (4 đ) (2 đ) (3 đ) (10 đ) 10% 40% 20% 30% 100%
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: ĐỊA LÍ 6 – TIẾT 9 ĐỀ 1 NĂM HỌC: 2020 - 2021 (Thời gian: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất đứng ở vị trí thứ mấy tình từ Mặt Trời trở ra? A. Vị trí thứ 2 B. Vị trí thứ 3 C. Vị trí thứ 4 D. Vị trí thứ 5 Câu 2: Trái Đất có hình gì? A. Hình cầu B. Hình tròn C. Hình elip D. Hình vuông Câu 3: Kinh tuyến là: A. các đường nối liền 2 cực bắc và cực nam của Trái Đất. B. các đường nối liền 2 cực bắc và nam của Trái Đất, có độ dài bằng nhau. C. các đường có độ dài bằng nhau và đi qua mọi điểm trên Trái Đất. D. các đường nối liền 2 cực bắc và nam của Trái Đất, có độ dài khác nhau. Câu 4: Kinh tuyến gốc là kinh tuyến: A. có độ dài lớn nhất trong các đường kinh tuyến. B. vuông góc với các đường vĩ tuyến trên Trái Đất. C. qui ước là 180o, đi qua đài thiên văn Grin-uyt của Anh. D. qui ước là 0o, đi qua đài thiên văn Grin-uyt của Anh. Câu 5: Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10o, thì Trái Đất sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến? A. 18 B. 19 C.20 D. 21 Câu 6: Tỉ lệ bản đồ có mấy dạng thể hiện? A. 2 B. 3 C.4 D.1 Câu 7: Cho bản đồ Tự nhiên Việt Nam sử dụng tỉ lệ số, vậy làm sao để tính được khoảng cách thực tế của 2 địa điểm cụ thể, khi biết khoảng cách của 2 địa điểm đó trên bản đồ? A. Lấy khoảng cách trên bản đồ nhân với tỉ lệ số. B. Đối chiếu khoảng cách trên bản đồ với thước tỉ lệ. C. Lấy khoảng cách trên bản đồ đổi ra đơn vị km. D. Lấy khoảng cách trên bản đồ nhân với mẫu số tỉ lệ. Câu 8: Kinh độ của một điểm là: A. Khoảng cách tính từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. B. Khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến 0o. C. Khoảng cách tính từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó. D. Khoảng cách tính từ xích đạo đến kinh tuyến đi qua điểm đó. Câu 9: Vĩ độ của một điểm là: A. Khoảng cách tính từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến xích đạo. B. Khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến xích đạo. C. Khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến xích đạo. D. Khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ độ của điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  3. Câu 10: Cách viết nào sau đây biểu hiện đúng tọa độ địa lí điểm H? A. H (30oB, 30oĐ) B. H (30oĐ, 30oĐ) C. H (30oB, 30oT) D. H (30oT, 30oN) Câu 11: Trong hình bên, điểm A trong hình có tọa độ bao nhiêu: A. A (20oĐ 10oN) C. A ( 20oĐ, 10oB) B. A (20oT, 10oB) D. A (10oB, 20oĐ) Câu 12: Trong hình bên, tọa độ (10oT, 10oN) là: A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm C D. Điểm D Câu 13:Theo quy ước thì đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng: A. Bắc B. Nam C. Đông D. Tây. Câu 14: Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường dùng mấy loại kí hiệu A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 15: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu: A. điểm B. đường C. diện tích D. hình học Câu 16: Để thể hiện sân bay, bến cảng lên bản đồ, người ta dùng kí hiệu: A. diện tích B. đường C. điểm D. khoanh vùng Câu 17: Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện những đối tượng: A. phân bố theo diện tích C. phân bố theo chiều dài là chính B. có diện tích tương đối nhỏ D. tập trung ở những khu vực nhất định Câu 18: Đường đồng mức là những đường nối những điểm A. xung quanh chúng B. có cùng một độ cao C. ở gần nhau D. cao nhất trên bề mặt trái đất Câu 19: Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng A.bằng phẳng B. thấp C. dốc D. thoải Câu 20: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là: A. xem tỉ lệ B. đọc độ cao C. tìm phương hướng D. đọc chú giải. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2đ) Vẽ hình tròn tượng trưng Trái Đất. Em hãy xác định đường xích đạo, cực Bắc, cực Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam vào hình. Tô màu xanh vào nửa cầu Bắc, tô màu vàng vào nửa cầu Nam. Câu 2. (2đ) Một bản đồ Việt Nam ghi tỉ lệ 1:1500000. Khoảng cách từ A -> B trên bản đồ đo được 2 cm. Hỏi ngoài thực địa khoảng cách đó dài bao nhiêu km? Câu 3. (1đ) Tại sao khi xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ, ta thấy các đường kinh tuyến – vĩ tuyến là những đường thẳng?
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: ĐỊA LÍ 6 – TIẾT 9 ĐỀ 2 NĂM HỌC: 2020- 2021 (Thời gian: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Trái Đất có hình gì? A. Hình cầu B. Hình tròn C. Hình elip D. Hình vuông Câu 2: Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy? A. Thứ 3 tính từ hành tình ngoài trở ra. C. Thứ 2 tính từ Mặt Trời trở ra. B. Thứ 6 tính từ hành tinh ngoài cùng vào. D. Tất cả đề sai. Câu 3: Vĩ tuyến là: A. các đường bao quanh Trái Đất, vuông góc với kinh tuyến và có độ dài bằng nhau. B. các đường thẳng bao quanh Trái Đất, vuông góc với kinh tuyến, có độ dài bằng nhau. C. các đương tròn tưởng tượng bao quanh Trái Đất, vuông góc với kinh tuyến và có độ dài khác nhau. D. các đường tròn tưởng tượng bao quanh Trái Đất, có độ dài khác nhau, xích đạo là kinh tuyến gốc. Câu 4: Vĩ tuyến gốc là: A. đường tròn chia Trái Đất thành thành các phần bằng nhau, có tọa độ là 180o B. đường tròn có độ dài lớn nhất, có toạ độ là 180o. C. đường xích đạo. D. đường tròn có độ dài tương đương với các đường vĩ tuyến còn lại, có tọa độ 0o. Câu 5: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 15o thì Trái Đất sẽ có bao nhiêu đường kinh tuyến? A. 180 B. 24 C. 25 D. 30 Câu 6: Tỉ lệ bản đồ được chia thành bao nhiêu cấp bậc? A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 7: Cho bản đồ sử dụng tỉ lệ số, vậy làm sao để tính được khoảng cách thực tế của 2 địa điểm cụ thể, khi biết khảng cách của 2 địa điểm đó trên bản đồ? A. Lấy khoảng cách trên bản đồ nhân với tỉ lệ số. B. Đối chiếu khoảng cách trên bản đồ với thước tỉ lệ. C. Lấy khoảng cách trên bản đồ đổi ra đơn vị km. D. Lấy khoảng cách trên bản đồ nhân với mẫu số tỉ lệ. Câu 8: Kinh độ của một điểm là: A. khoảng cách tính từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. B. khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến 0o. C. khoảng cách tính từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó. D. khoảng cách tính từ xích đạo đến kinh tuyến đi qua điểm đó. Câu 9: Vị trí của 1 điểm trên bản đồ được xác định là chỗ cắt nhau của:
  5. A. đường kinh tuyến và vĩ tuyến B. đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc C. đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc D. kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. Câu 10: Một điểm C nằm trên kinh tuyến 120o thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 10o ở phía trên đường xích đạo, các viết tọa độ điểm C là: A. C (10oB; 120o Đ) C. C (120o Đ và 10oN) B. C (10oN; 120o Đ) D. C( 120o Đ và 10oB ) Câu 11: Theo quy ước thì đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng: A. Bắc B. Nam C. Đông D. Tây. Câu 12: Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta dùng mấy loại kí hiệu? A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 13: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu: A. hình học B. đường C. diện tích D. điểm. Câu 14: Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện những đối tượng: A. phân bố theo diện tích C. phân bố theo chiều dài là chính B. có diện tích tương đối nhỏ D. tập trung ở những khu vực nhất định Câu 15: Đường đồng mức là những đường nối những điểm: A. xung quanh chúng B. có cùng một độ cao C. ở gần nhau D. cao nhất trên bề mặt trái đất Câu 16: Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng: A. bằng phẳng B. thấp C. dốc D. thoải Câu 17: Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là: A. Xem tỉ lệ B. Đọc độ cao C. Tìm phương hướng D. Đọc chú giải. Câu 18: Điểm B trong hình có tọa độ bao nhiêu: A. B (20oĐ, 10oB) C. B (10oT, 20oN) B. B (20oT, 10oN) D. B(10oĐ, 20oN) Câu 19: Tọa độ (10oT, 10oN) trong hình là: A. Điểm A B. Điểm B C.Điểm C D. Điểm D Câu 20: Việt Nam nằm trong khu vực nào? A. Nam Á B. Đông Á C. Tây Nam Á D. Đông Nam Á II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (2đ) Vẽ hình tròn tượng trưng cho Trái Đất. Em hãy vẽ đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam vào hình. Tô màu xanh vào nửa cầu Bắc, tô màu đỏ vào nửa cầu Nam. Câu 2. (2đ) Một bản đồ Việt Nam ghi tỉ lệ 1:200000. Khoảng cách từ A -> B trên bản đồ đo được 6 cm. Hỏi ngoài thực địa khoảng cách đó dài bao nhiêu km? Câu 3. (1đ) Làm thế nào để xác định hướng Đ – T khi đi trong rừng vào ban ngày mà trong tay không có la bàn?
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: ĐỊA LÍ 6 - TIẾT 9 Năm học: 2020 - 2021 I. Phần trắc nghiệm. (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐỀ 1 A B C C B A D B D D 2 B A B D A A D B C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐỀ 1 B A B C B A D D D D 2 C D D A B C C B A D I. Phần tự luận. (5điểm) Đề 1 Câu Nội dung Điểm 1 Yêu cầu vẽ đẹp, tô đẹp, chính xác, điển đúng các đối tượng địa lí mà đề bài 2 đ yêu cầu. 2 Tỉ lệ bản đồ 1: 1500000 nghĩa là 1cm trên bản đồ = 15km ngoài thực địa. 2đ Vậy 2 cm trên bản đồ ứng với 30km ngoài thực địa 3 Để dễ xác định tọa độ của 1 điểm tương đối chính xác. 1đ Đề 2 Câu Nội dung Điểm 1 Yêu cầu vẽ đẹp, tô đẹp, chính xác, điển đúng các đối tượng địa lí mà đề bài 2 đ yêu cầu. 2 Tỉ lệ bản đồ 1: 200000 nghĩa là 1cm trên bản đồ = 2km ngoài thực địa. Vậy 2đ 6 cm trên bản đồ ứng với 12km ngoài thực địa. 3 Dựa vào hướng mặt trời mọc (hướng Đ) và mặt trời lặn (hướng T). 1đ