Đề cương ôn tập Lịch sử 6 - Chuyên đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa TK I đến giữa TK VI) - Tuần 1

docx 3 trang thienle22 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử 6 - Chuyên đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa TK I đến giữa TK VI) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lich_su_6_chuyen_de_thoi_ki_bac_thuoc_va_dau.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Lịch sử 6 - Chuyên đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa TK I đến giữa TK VI) - Tuần 1

  1. TRƯỜNG THCS KIM SƠN ĐỀ CƯƠNG HDHS ÔN TẬP TRONG THỜI GIAN TỔ XÃ HỘI NGHỈ HỌC PHÒNG, CHÔNG DỊCH GV: NGUYỄN THỊ THÙY LINH MÔN LỊCH SỬ 6: CHUYÊN ĐỀ: THỜI KÌ BĂC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ( GIỮA TK I ĐẾN GIỮA TK VI) TUẦN NGHỈ THƯ 1 (3-9/2/2020) Bài tập: Khoanh chỉ một đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Tình hình Trung Quốc từ TK III có điểm gì nổi bật? A. Bị chia thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô B. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn còn tiếp tục C. Nhà Tống suy yếu trầm trọng D. Nhiều cuộc khởi nghĩa nhân dân thời Tống nổ ra Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cuộc sống của nhân dân Giao Châu từ giữa TK I đến giữa TK VI? A. Cuộc sông yên bình hạnh phúc B. Được hưởng nhiều chính sách tích cực. C. Phải chịu nhiều thứ thuế D. Không phải lao dịch và nộp cống Câu 3: Từ TK I đến TK VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán? A. Trung Quốc, Gia va, Ấn Độ B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp C. Long Biên, Luy Lâu, Pháp D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp Câu 4:Tình hình nông nghiệp nước ta từ TK I đến TK VI có điểm gì nổi bật? A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á B. Hệ thống thủy lợi bị phá vỡ C. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến D. Nghề rèn sắt phát triển mạnh mẽ Câu 5:Vải Giao Chỉ mà các nhà sử học gọi là vải làm bằng A. bông B. gai C. đay D. tơ chuối Câu 6: Thế lực PKPB đã thực hiện hành động gì để tiêp tục chính sách “ đồng hóa” từ giữa TK I đến giữa TK VI? A. Hạn chế phát triển đồ sắt B. Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống C. Đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh D. Bắt nhân dân phải thực hiện nhiều thứ thuế vô lí Câu 7: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
  2. A. Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân B. Nhà Hán không có nhiều lợi nhuận trong khai thác mỏ C. Sử dụng đồ sắt được cho là không cần thiêt D. Hỗ trợ đắc lực cho chính sách đồng hóa Câu 8: Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nghề rèn sắt nước ta từ giữa TK I đến giữa TK VI? A. Sản xuất được nhiều vũ khí hiện đại B. Biết bịt cựa chọi gà bằng sắt C. Sử dụng nhiều chân đèn và nhiều đinh sắt D. Dùng lưới sắt để khai thác san hô Câu 9: Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp nước ta từ giữa TK I đến giữa TK VI? A. Biết đắp đê phòng lụt, làm thủy lợi B. Biết trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung C. Việc cày, bừa bằng trâu, bò trở nên phổ biến D. Sử dụng kĩ thuật “ dùng côn trùng diệt côn trùng” Câu 10: Biểu hiện không minh chứng cho sự phát triển của nghề thủ công nước ta từ giữa TK I đến giữa TK VI? A. Biết tráng men và trang trí trên đồ gốm B. Dùng tơ tre, tơ chuối để dệt vải C. Nghề rèn sắt phát triển D. Lập nên nhiều phường thủ công Câu 11: Điểm khác trong chính sách cai trị ở cấp Huyện từ TK I đến TK VI của các triều đại PKPB so với thời kì trước? A. Đưa người Hán sang làm huyện lệnh B. Để Lạc tướng cai trị các huyện C. Đưa người sang sinh sống cùng người Việt D. Đứng đầu châu là thứ Sử Câu 12: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của PKPB? A. Mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân B. Hạn chế sự phát triển của đồ sắt C. Các ngành kinh tế trở nên kiệt quệ D. Vô cùng tham lam tàn bạo Câu 13: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến giữa TK VI? A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt B. Có sự mở mang và phát triển C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt Câu 14: Chính sách “ đồng hóa” của các thê lực PKPB có thành công không? Nó thể hiện điều gì?
  3. A. Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta B. Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ C. Có, thời gian càng dài, văn hóa càng mai một D. Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến Câu 15: Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc? A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Ki tô giáo Câu 16:Tôn giáo được du nhập vào nước ta khuyên mọi người làm điều thiện, tránh điều ác? A. Phật giáo C. Nho giáo C. Khổng giáo D. Lão giáo Câu 17. Khi bị PKPB độ hộ, xã hội nước ta bị phân hóa thành các tầng lớp? A. Vua, Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ B. Vua, Quý tộc, nông dân công xã, nô tì C. Quan lại đô hộ, địa chủ Hán, hào trưởng Việt, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì D. Quan lại đô hộ, địa chủ Hán, hào trưởng Việt, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô lệ Câu 18: Mục đích toàn diện nhất mà chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán ở nước ta là gì? A. Tạo ra lớp người phục vụ cho chính sách cai trị B. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục của người Hán C. Bắt dân ta học, nói tiếng Hán quên đi tiếng mẹ đẻ D. Đồng hóa dân tộc ta Câu 19: Tại sao người Việt vẫn giữ được tiêng nói, phong tục tập quán của tổ tiên? A. Đa số nhân dân đều không có điều kiện theo học ở trường dạy chữ Hán B. Đa số nhân dân đã theo chế độ phong kiến C. Nền văn hóa Việt co lịch sử lâu đời nên khó ảnh hưởng văn hóa Hán D. Văn hóa Việt có sự thay đổi theo thời gian, năm tháng.