Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 18 trang Thương Thanh 22/07/2023 1390
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_cac_mon_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I các môn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2018-2019 Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17 (SGK Ngữ văn 7 tập I) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Phần I. Văn bản 1. Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê. 2. Ca dao: Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm. 3. Thơ trung đại: Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. 4. Thơ Đường” Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư. 5. Thơ hiện đại: Cảnh khuya, Tiếng gà trưa. * Yêu cầu: - Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, tóm tắt truyện, bố cục, thuộc thơ, mạch cảm xúc. - Nắm được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong văn bản để làm nổi bật nội dung. Phần II. Tiếng Việt 1. Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. 2. Thành ngữ. 3. Điệp ngữ. * Yêu cầu: - Nhận diện được đơn vị kiến thức tiếng Việt cơ bản trong văn bản. - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức trong thực hành nói và viết. Phần III: Tập làm văn 1. Văn biểu cảm về sự vật, con người. 2. Văn biểu cảm về tác phẩm văn học. * Yêu cầu: - Nắm vững thể loại văn biểu cảm, vận dụng làm được bài văn biểu cảm. - Lập được dàn ý và viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh. Lưu ý: GV ra các dạng bài tập vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Bài tập 1: Hãy viết lại một số câu thơ, ca dao nói về tình cảm sâu nặng và công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Bài tập 2: a. Khung cảnh Đèo Ngang lúc chiều muộn được gợi lên qua những chi tiết nào trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? Em có nhận xét gì về cảnh tượng Đèo Ngang? b. Bức tranh Đèo Ngang giúp em hình dung gì về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan? Bài tập 3: Câu thơ cuối bài thơ “Bạn đến chơi nhà” nói lên điều gì? Cho biết ý nghĩa của cụm từ “ta với ta”. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”. Bài tập 4: a. Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. b. Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya” và cho biết tác dụng.
  2. c. Qua hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ “Cảnh khuya”, em hiểu thêm điều gì về phong thái và tâm hồn của Hồ Chí Minh. Bài tập 5: Cho câu thơ “Trên đường hành quân xa” a. Hãy chép tiếp 6 câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. b. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ? c. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí của người cháu như thế nào? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm bà cháu trong bài thơ? Bài tập 6: Đọc đoạn văn sau, tìm các từ Hán Việt và cho biết chúng được dùng với sắc thái gì? “Lát sau ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày rõ lòng thành của mình. Vương mừng nói: - Ngài thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Bài tập 7: Chỉ ra lỗi sử dụng quan hệ từ trong các câu văn sau và chữa lại cho đúng: a. Dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Trãi đã dựng lên cảnh Côn Sơn thật là nên thơ. b. Anh trai tôi xúc đất với cải xẻng nhỏ. c. Sở dĩ cuối năm học lớp 6, em được khen thưởng về kết quả các môn học đều đạt điểm cao. d. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. Bài tập 8: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. b. Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay c. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Bài tập 9: Biểu cảm về một người mà em có ấn tượng sâu sắc. Bài tập 10: Biểu cảm về một mùa trong năm. Bài tập 11: Biểu cảm về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. * Chú ý: - GV cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo phân phối chương trình, có thể kết hợp với các tiết bổ trợ. - Tích hợp giữa Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Căn cứ vào đối tượng HS từng lớp, các đồng chí GV có kế hoạch hướng dẫn HS ôn tập cụ thể. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2018-2019 CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Câu 1: Trùng roi giống và khác với thực vật ở những đặc điểm nào? Câu 2: Trùng biến hình, trùng giày sống ở đâu, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào? Câu 3: Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào? Câu 4: Trùng kiết lị gây hại gì cho sức khỏe con người? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Câu 5: Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung và vai trò như thế nào? CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG Câu 6: Tế bào gai có ý nghĩa gì với đời sống của thủy tức? Câu 7: Nêu sự khác nhau giữa san hô, sứa, hải quỳ về lối sống, dinh dưỡng, sinh sản.của ngành Ruột khoang. Câu 8: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang. CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN Câu 9: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
  3. Vì sao trâu bò nước ta hay bị mắc bệnh sán lá gan? Câu 10: Nêu đặc điểm của một số đại diện thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt? Câu 11: Nêu các biện pháp phòng trừ giun sán kí sinh? Câu 12: Vai trò thực tiễn của giun đốt thường gặp ở địa phương. CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM Câu 13: Nêu hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông. Câu 14: Nêu đặc điểm chung và vai trò ngành thân mềm. CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP Câu 15: Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với Giáp xác. Câu 16: Trình bày tập tính thích nghi với lối sống của nhện. Câu 17: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung? Câu 18: Hô hấp của châu chấu khác tôm như thế nào? Câu 19: Nêu đặc điểm và vai trò của một số đại diện lớp Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ. trò thực tiễn của lớp giáp xác là gì? PHẦN II: THỤC HÀNH Câu 20: Nêu các bước mổ và quan sát tôm sông? Câu 21: Chú thích hình vẽ 20.1, 20.4, 20.5, 20.6, 23.3. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2018-2019 I. Phần lí thuyết : CHƯƠNG I : Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng Câu 1: Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa ? Câu 2: Vì sao trong những năm gần đây, đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh trên thế giới ? CHƯƠNG II: Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa Câu 1: Khí hậu và thời tiết đới ôn hòa có đặc điểm gì ? Câu 2: Hãy nêu nhữnng đặc điểm nổi bật của hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa ? Câu 3: Em hãy nêu đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa ? CHƯƠNG III: Môi trường hoang mạc . Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc? Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân làm cho hang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp khai thác hoang mạc, hạn chế hoang mạc mở rộng . CHƯƠNG IV: Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. Câu 1: Môi trường đới lạnh rất khắc nghiệt, động vật và thực vật phải thích nghi như thế nào để tồn tại và phát triển ? Câu 2 : Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh CHƯƠNG V: Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi. Câu 1: Cho biết 1 số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi . Tại sao các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi lại đa dạng và không giống nhau ? Câu 2: Trình bày đặc điểm cư trú của con người ở vùng núi ? Em hãy nêu dẫn chứng cho thấy dân cư dân cư ở những vùng núi trên thế giới có những đặc điểm cư trú khác nhau. II. Phần trắc nghiệm : - Ôn tất cả các bài đã học về: Môi trường đới nóng. Môi trường đới ôn hòa. Môi trường hoang mạc. Môi trường đới lạnh. Môi trường vùng núi. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN MĨ THUẬT 7 NĂM HỌC 2018-2019 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: HS ôn tập các thể loại tranh theo đề tài.
  4. II. ĐỀ TÀI: 1. Tranh đề tài phong cảnh 2. Tranh đề tài học tập 3. Tranh đề tài an toàn giao thông 4. Tranh tĩnh vật 5. Vẽ trang trí 6. Tranh đề tài tự do 7. Tranh đề tài gia đình ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2018-2019 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn các bài từ tuần 1 đến hết tuần 16. Trong đó, trọng tâm kiến thức các bài sau: - Bài 7: Đoàn kết tương trợ - Bài 8: Khoan dung - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa - Bài 11: Tự tin II. CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1 : Thế nào là đoàn kết tương trợ? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau ? Câu 2: Thế nào là khoan dung? Em hãy nêu hai biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống? Câu 3: Vì sao chúng ta cần phải sống khoan dung với mọi người? Em hãy nêu cách rèn luyện của bản thân để trở thành người có lòng khoan dung? Câu 4: Thế nào là gia đình văn hóa? Vì sao chúng ta cần phải xây dựng gia đình văn hóa? Câu 5: Là thành viên trong gia đình, em cần có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa ? Câu 6 : Thế nào là tự tin? Em hãy nêu hai biểu hiện của người có tính tự tin trong xã hội? Câu 7 : Vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải có lòng tự tin? Em đã làm gì để rèn luyện sự tự tin cho bản thân? Câu 8 : Hãy ghi lại cảm nghĩ của em về một tấm gương tự tin mà em biết? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu1 : Thế nào là đoàn kết tương trợ? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau ? * Đoàn kết, tương trợ : là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. * Ý nghĩa: - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta Câu 2 : Thế nào là khoan dung? Em hãy nêu hai biểu hiện của lòng khoan dung trong cuộc sống? * Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn luôn tôn trọngvà thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. * Biểu hiện của lòng khoan dung : - Biết lắng nghe để hiểu người khác,biết tha thứ cho người khác
  5. - Không chấp nhặt, không thô bạo - Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác - Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác Câu 3: Vì sao chúng ta cần phải sống khoan dung với mọi người? Em hãy nêu cách rèn luyện của bản thân để trở thành người có lòng khoan dung? * Chúng ta cần phải sống khoan dung với mọi người vì : - Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. * Cách rèn luyện: - Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác. - Phải luôn có thái độ vui vẻ, cởi mở, cùng học, cùng chơi với các bạn, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, học giỏi hay học kém, giàu hay nghèo - Chia sẻ vui buồn cùng bạn bè và những người xung quanh Câu 4 : Thế nào là gia đình văn hóa ? Vì sao chúng ta cần phải xây dựng gia đình văn hóa? * Gia đình văn hóa là: gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. * Ý nghĩa : - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người - Gia đình bình yên thì xã hội mới ổn định - Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiếnbộ Câu 5 : Là thành viên trong gia đình, em cần có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa ? * Trách nhiệm của bản thân : - Chăm học, chăm làm - Sống giản dị lành mạnh - Thật thà tôn trọng mọi người - Kính trọng lễ phép. - Đoàn kết, giúp đỡ mọi người trong gia đình. - Không đua đòi ăn chơi Câu 6 : Thế nào là tự tin ? Em hãy nêu hai biểu hiện của người có tính tự tin trong xã hội * Tự tin là : Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. * Biểu hiện : - Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình - Chủ động trong học tập, công việc - Không hoang mang dao động - Dám nghĩ, dám làm, hành động chắc chắn Câu 7 : Vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải có lòng tự tin ? Em đã làm gì để rèn luyện sự tự tin cho bản thân
  6. *Ý nghĩa: Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. * Rèn luyện tính tự tin bằng cách: - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm Câu 8 : Hãy ghi lại cảm nghĩ của em về một tấm gương tự tin mà em biết ? Học sinh tự viết cảm nghĩ của mình về tấm gương tự tin mà em biết( Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Nhật Nam, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Thị Ánh Viên ) BÀI TẬP: Bài 7 : Đoàn kết tương trợ - Bài a b,c trong SGK trang 22 Bài 8 : Khoan dung - Bài a, c, d, đ trong SGK trang 26. Bài9 : Xây dựng gia đình văn hóa - Bài b,c,d,đ,e trong SGK trang 29. Bài11 :Tự tin - Bài a,b,d trong SGK trang 34,35. 1. Bài 7 : Đoànkết tương trợ : a ) Nếu em là Thuỷ em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. b) Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn. c) Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài. 2. Bài 8 : Khoan dung : a, Việc làm thể hiện lòng khoan dung. - Biết tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn. - Nhường nhịn em nhỏ. - Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người . c, Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng 3. Bài 9 : Xây dựng gia đình văn hóa BT d: - Đồng ý với ý kiến: 5. - Không đồng ý: 1,2,3,4,6,7. BT g: + Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. + Nuôi con khoa học ngoan ngoãn, học giỏi. + LĐ xây dựng KT gia đình ổn định. + Thực hiện bảo vệ môi trường. + Hoạt động từ thiện. + Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội. 4. Bài 11: Tự tin b. Đồng ý với ý kiến:1,4,5,6,8. đ. Rèn luyện tính tự tin bằngcách: - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ÂM NHẠC 7 NĂM HỌC 2018-2019
  7. I/ Nội dung ôn tập: Học sinh học thuộc lòng bài hát và tập đọc nhạc Trình bày một trong những bài sau (Học sinh bốc thăm bài) 1. Hát bài “Chúng em cần hòa bình”. 2. Hát bài “Khúc hát chim sơn ca”. 3. Tập đọc nhạc số 3 4. Tập đọc nhạc số 4 II/ Yêu cầu: 1. Hát đúng lời ca, giai điệu, thể hiện tốt sắc thái, tình cảm 2. Đọc đúng cao độ, trường độ, gõ đúng phách, thể hiện đúng tính chất nhịp của bài tập đọc nhạc ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TOÁN 7 NĂM HỌC 2018-2019 A. Phần đại số: I. Lý thuyết: Trả lời câu hỏi trang 76 - SGK Toán 7 tập 1. II. Bài tập: 1. Dạng toán tính giá trị biểu thức: 15 7 9 15 2 2 3 2 3 A = + 1 B 16 : ( ) 28 : ( ) 34 21 34 17 3 7 5 7 5 3 2 1 1 1 1 3 3 1 1 C 25. 2. D ( 2) . 0,25 : 2 1 3 5 2 2 4 4 6 2 3 5 1 820 420 4510.520 E 1 : 6 F 25 5 G 15 2 6 2 4 64 75 2. Dạng toán tìm x, y, z, Bài 1: Tìm x, y biết: 1 1 5 11 2 3 a)  x b) x c) 2007,5 x 1,5 0 4 3 9 12 5 4 2 1 2012 2 2014 5 3 d) x 4 1 e) x 2 y 9 0 f) x 3 4 2 Bài 2 : Tìm x, y, z, t (nếu có) từ các tỉ lệ thức sau: a) x : 3 = y : 5 và x – y = - 4 b) x : 5 = y : 4 = z : 3 và x – y = 3 x y y z c) x: y : z : t = 2 : 3 : 4 : 5 và x + y + z + t = - 42 d) ; vµ x y z 49 2 3 5 4 Bài 3: So sánh: a) 2333 và 3222 b) 32009 và 91005 c) 9920 và 999910 a c 3. Dạng toán chứng minh tỉ lệ thức : Cho chứng minh rằng : b d a c a a c a c a) b) c) a b c d b b d 3a b 3c d 2 a.c a2 c2 a.b a2 b2 a.b a b d) e) f) 2 bd b2 d2 c.d c2 d2 cd c d 4. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận , tỉ lệ nghịch Bài 1: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 thì y = 3 a) Hãy biểu diễn y theo x.
  8. b) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y. c) Tính y khi x = - 5; x = 10. Bài 2: Lớp 7A tổ chức nấu chè để tham gia phiên chợ quê do nhà trường tổ chức cứ 4kg đậu thì phải dùng 2,5kg đường. Hỏi phải dùng bao nhiêu kg đường để nấu chè từ 9kg đậu Bài 3: Số học sinh của ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 4 ; 5 ; 6. Tính số học sinh của mỗi lớp, biết rằng số học sinh của lớp 7C nhiều hơn số học sinh của lớp 7A là 16 học sinh. Bài 4: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 8 thì y = 15 a) Biểu diễn y theo x. b) Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y. c) Tính giá trị của y khi x = 6 và x = 10. Bài 5: Ba đội máy cày, cày ba cánh đồng cùng diện tích. Đội thứ nhất cày xong trong 3 ngày, đội thứ hài trong 5 ngày và đội thứ ba trong 6 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy ? Biết rằng đội thứ hai có nhiều hơn đội thứ ba 1 máy (năng suất các máy như nhau). Bài 6: Với số tiền để mua 135 mét vải loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải loại II biết rằng giá tiền vải loại II chỉ bằng 90% giá tiền vải loại I. 5. Hàm số và đồ thị : Bài 1 : Cho hàm số y = a.x (a 0) có đồ thị là đường thẳng d. a) Xác định hệ số a biết d đi qua A(- 1; -2) b) Điểm nào trong các điểm sau thuộc d ? M(2; - 3) A(1; - 2) I(- 2; 4) Bài 2: a) Vẽ đồ thị hàm số y = - 0,25.x b) Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số trên : H(2; - 0,5) K(- 4; - 1) Bài 3: a) Đặt tên và xác định toạ độ y của 7 điểm trong hình vẽ bên. 3 b) Đường thẳng trong hình vẽ 2 bên là đồ thị của hàm số bậc nhất nào ? Bài 4: Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ đồ thị 1 x các hàm số sau : -3 -2 -1 0 1 2 3 1 1 a) y = - x b) y x c) y x 2 2 -1 -2 Bài 5: Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) = - 0,5.x . Bằng đồ thị hãy tìm: -3 a) f(2) ; f(- 2) ; f(4) ; f(0). b) Giá trị của x khi y = - 1 ; y = 0 ; y = 2,5 c) Các giá trị của x khi y dương, khi y âm. Bài 6: Cho hàm số y = -3x a) Vẽ đồ thị hàm số b) Điểm nào sau đây thuộc đồ thị của hàm số y = -3x : B(-1 ; -3) và C(0,5 ; -1,5) B. Hình học: I. Lý thuyết: Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK Toán 7 tập 1 trang 139. II. Bài tập: Bài 1: Cho Ot là tia phân giác của góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Trên tia Ot lấy điểm M sao cho OM > OA. a) Chứng minh AOM BOM . b) Gọi C là giao điểm của tia AM và tia Oy. D là giao điểm của BM và Ox. Chứng minh rằng: AC = BD. c) Nối A và B, vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại A. Chứng minh: d // Ot.
  9. Bài 2: Cho góc nhọn xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, lấy điểm B thuộc tia Oy sao cho OA = OB. Qua A kẻ đường thằng vuông góc với Ox cắt Oy tại M, qua B kẻ đường thẳng vuông góc với Oy cắt Ox tại N. Gọi H là giao điểm của AM và BN, I là trung điểm của MN. Chứng minh rằng a) ON = OM và AN = BM b) Tia OH là tia phân giác của góc xOy c) Ba điểm O, H, I thẳng hang. Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của AC, trên tia đối của tia MB lấy điểm D sao cho MD = MB. a) Chứng minh : AD = BC. b) Chứng minh : CD vuông góc với AC. c) Đường thẳng qua B song song với AC cắt tia DC tại N. Chứng minh ABM CNM Bài 4: Cho ABC , M là trung điểm của AB. Đường thẳng qua M và song song với BC cắt AC ở I, đường thẳng qua I và song song với AB cắt BC ở K. Chứng minh rằng : a) AM = IK. b) AMI IKC. c) AI = IC. Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi I là trung điểm BC. Trên tia đối của tia IA lấy điểm D sao cho ID = IA. Chứng minh rằng: a) BID CIA b) BD  AB c) Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt đường thẳng BD tại M. Chứng minh BAM ABC. chứng minh AB là tia phân giác của góc DAM. Bài 6: Cho tam giác ABC (AB H5 Câu 4: Hộp tên cho biết thông tin: A. Tên của cột B. Tên của hàng C. Địa chỉ ô tính được chọn D. Tất cả đều sai Câu 5: Trong ô xuât hiện ###### vì: A. Độ rộng của cột quá nhỏ, không hiển thị hết dãy số quá dài B. Độ rộng của hàng quá nhỏ, không hiển thị hết dãy số quá dài C. Tính toán ra kết quả sai D. Công thức nhập sai Câu 6: Công thức nào viết sai: A. =Average(A1:A5) B. =SUM(A1:A5)/5
  10. C. = Average(A1:A5)/5 D. =(A1+A2+A3+A4)/5 Câu 7: Công thức nào viết đúng: A. =Sum(A1;A2;A3;A4) B. =SUM(A1:A4) C. =sum(A1;A4) D. =Sum(A1-A4) Câu 8: Địa chỉ ô B3 nằm ở : A.Cột B, cột 3 B. Hàng B, cột 3 C. Hàng B, hàng 3 D. Cột B, hàng 3 Câu 9: Trong các nút lệnh nút lệnh nào dùng để lưu bảng tính A. B . C. D. Câu 10: Để tính giá trị lớn nhất ta sử dụng hàm: A. MAX B. SUM C. MIN D. AVERAGE Câu 11: Bạn Hồng đang mở bảng tính Danh sach lop em, bạn ấy muốn lưu lại với tên Bang diem lop em. Nếu em là Hồng, em sẽ thực hiện: A. Nháy vào nút lệnh B. File Save as C. Ctrl + V D. File Save Câu 12: Rapid typing là phần mềm: A. Học vẽ B. Luyện gõ 10 ngón B. Xem và tra cứu bản đồ D. Học toán II Tự luận: Câu 1. Chương trình bảng tính là gì? Đặc trưng chung của chương trình bảng tính? Câu 2. Trên trang tính có những thành phần chính nào? Cách chọn các đối tượng trên trang tính? Câu 3. Kể ra các phép toán cơ bản và kí hiệu của các phép toán đó trong chương trình bảng tính? Câu 4. Nêu cách nhập và sửa dữ liệu trên trang tính. Di chuyển trang tính. Câu 5. Dữ liệu trên trang tính? Câu 6. Nêu tên, cú pháp của hàm tính tổng, hàm tính trung bình cộng, hàm xác định giá trị nhỏ nhất, hàm xác định giá trị nhỏ nhất trong chương trình bảng tính. Câu 7. a) Nêu thao tác chèn thêm cột và hàng trong bảng tính Excel. b) Thanh công thức của Excel có vai trò đặc biệt, vai trò đó là gì? Câu 8. Hãy nêu các bước sao chép và di chuyển dữ liệu? Câu 9. Cho bảng tính: A B C D E F G 1 BẢNG ĐIỂM LỚP EM 2 STT Họ và tên Toán Lý Tin Tổng điểm Trung bình 3 1 Trần Mỹ Anh 10 8.5 8 ? ? 4 2 Lý Nhược Đồng 7 9 8.5 ? ? 5 3 Nguyễn Hảo 9 8 6.5 ? ? 6 4 Mai Trúc Lâm 9 8 5 ? ? 7 5 Nguyễn Thị Thúy 7 9 9 ? ? 8 Điểm cao nhất của môn học ? 9 Điểm thấp nhất của môn học ? 10 Tổng điểm cao nhất ? 11 Tổng điểm thấp nhất ? 12 Điểm trung bình cao nhất ? 13 Điểm trung bình thấp nhất ?
  11. Yêu cầu: Viết công thức, hàm của excel vào từng ô có dấu hỏi chấm (?). III. Câu hỏi vận dụng thực tế 1. Em hãy tìm hiểu và kể tên ba ngành nghề cần sử dụng nhiều đến bảng tính 2. Em hãy lập bảng tính để tính tổng chi tiêu của gia đình em trong quý III năm 2018 ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC 2018-2019 I. Nội dung kiến thức: 1. Kĩ thuật trồng trọt, quy trình sản xuất trong trồng trọt. 2. Kĩ năng làm đất, bón phân, quy trình sản xuất giống cây trồng, cách phòng trừ sâu, bệnh. II. Câu hỏi ôn tập: 1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt trong nền kinh tế nước ta? 2. Đất trồng là gì? Các thành phần của đất trồng ? 3. Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính? 4. Phân bón là gì? Có mấy nhóm phân bón? Mỗi nhóm gồm các loại phân nào? 5. Căn cứ vào thời kì bón người ta chia làm mấy cách bón phân? 6. Nêu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt? 7. Nêu khái niệm về côn trùng và bệnh cây? 8. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? 9. Khái niệm về thời vụ gieo trồng? Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng? 10. Nêu mục đích và các phương pháp xử lí hạt giống? ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TIẾNG ANH 7 NĂM HỌC 2018-2019 A. VOCABULARY AND GRAMMAR - Present simple and future simple tense - Nouns (countable/uncountable) - Past simple and present perfect tense - How many / How much - Verbs of liking + V-ing - a/ an/ some/ any/ - Imperatives with more or less - Sound: /ә/ and /ᴈ:/, /f/ and /v/, /g/ and /k/, /∫/ - Compound sentences and /ʒ/, /ɒ/ and /ɔ:/, /t∫/ and / dʒ/ - Comparisons: (not) as as, the same as, different from - Vocabulary in Unit 1 – Unit 6 - Express agreement: too, either B. EXERCISES I. PHONETICS: Choose the words whose underlined part is pronounced differently from that of the others 1. A. cheap B. chicken C. chef D. children 2. A. bottle B. fork C. pork D. inform 3. A. burn B. hurt C. turn D. yoghurt 4. A. nurse B. picture C. surf D. return 5. A. knife B. leaf C. of D. life 6. A. volunteer B. engineer C. committee D. clear 7. A. guess B. big C. sign D. again 8. A. photo B. volleyball C. favourite D. laugh 9. A. pleasure B. leisure C. sure D. closure 10. A. aunt B. sauce C. daughter D. caught 11. A. cheese B. chemistry C. chair D. child 12. A. tradition B. condition C. attention D. question 13. A. worked B. looked C. watched D. hated 14. A. sugar B. spring C. special D. sit 15. A. ocean B. cinema C. musician D. delicious
  12. II. VOCABULARY AND GRAMMAR Ex 1: Choose the best answer to fill in the blank. 1. Linh often uses her headphones when she listens to music ___ her parents don't like loud noise. A. but B. because C. so D. and 2. The Japanese eat a lot of fish and healthy food, ___ they live for a long time. A. or B. so C. but D. because 3. Go Green ___ people to recycle rubbish, such as glass, cans and paper so far. A. encourage B. encouraged C. has encouraged D. to encourage 4. Hoa likes ___ music when she has free time. A. to listen B. listening to C. to listen to D. listening 5. He has been selling motorcycles ___ A. since ten years B. for ten years ago C. ten years ago D. for ten years 6. The Imperial Academy was regarded ___ the first university in Vietnam. A. as B. to C. of D. for 7. Many precious relics ___ in the Temple of Literature A. keep B. is kept C. kept D. are kept 8. Is there any butter ___ in the fridge? A. leave B. to leave C. leaving D. left 9. Last year, they ___ 22 million TV sets. A. has sold B. were selling C. had sold D. sold 10. What ___ drink do you like most? A. favourite B. foreign C. foreigner D. nation 11. Today, subjects like Music and Arts are put into the school ___ in Vietnam. A. year B. education C. curriculum D. subjects 12. The villagers are ___ they were years ago. There is no change at all. A. as friend as B. as friendly as C. different from D. not as friendly as 13. I want a ___ of orange juice. A. slice B. bar C. piece D. carton 14. A bowl of noodles ___ ten dollars. A. is B. are C. have D. has 15. Be careful when you___the oil into the frying pan. A. serve B. pour C. beat D. fold 16. Vietnamese people have had the ___ of helping one another since the early days of the country. A. custom B. legend C. tradition D. religion 17. A volunteer always helps other people willingly and ___ payment. A. for B. within C. about D. without 18. You can volunteer by ___ children from poor families in your community. A. talking B. singing C. encouraging D. tutoring 19. We’ve decided to clean up the lake ___ it is full of rubbish. A. so B. therefore C. but D. because 20. We often organize concerts to ___ funds for poor children. A. donate B. raise C. volunteer D. grow Ex 2: Put the verbs in brackets into correct verb forms 1. Nam looks brown. He was on holiday last week. He (get) sunburnt. 2. Getting plenty of rest is very good. It (help) you to avoid depression. 3. The Japanese (eat) a lot of fish so they are very intelligent. 4. If you wash your hand more, you (have) less chance of catching flu. 5. Eating carrots regularly (help) .you see better. 6. - .You ever (do) volunteer work? - Yes, I (join) my school volunteer team last summer. 7. According to the weather forecast, it . (not / snow) tomorrow. 8. I know a lot about Beijing because I (go) there last summer. 9. Sit down and watch TV. I (finish) .my work soon before I join you. 10. You (ride) into town on your new bike yet?
  13. Ex 3: Find and correct ONE mistake in each sentence 1. I never watch ballet and my sister doesn’t, too. 2. He is the same high as his father. 3. Chairs are moved into the hall yesterday. 4. My cousin, Mai is the same age from me. 5. Guitars are not as expensive from other musical instruments. 6. I haven’t saw that kind of flower before. 7. Ha Long Bay is regard as a spectacular natural wonder. 8. It’s a good idea taking an umbrella because it may rain. 9. My father’s hobby is carve wood. 10. My teacher like riding her bike to school every day. III. Reading Passage 1: Read the following passage and write T (True) or F (False) for each statement. How many calories can you burn in one hour? Well, it all depends on the activity. You use calories all the time, even when you are resting. Reading, sleeping, sitting, and sunbathing all use about 60 calories an hour. • Very light activities use 75 calories. Examples are eating, writing, knitting, shaving, driving and washing up. • Light activities which use about 100 calories an hour include playing the piano, getting dressed and having a shower. • Under moderate activities which use between 100 and 200 calories an hour we can put walking, doing housework, shopping and skating. • Energetic activities use 200- 400 calories. These include horse riding, cycling, swimming, skipping and dancing. • Finally there are strenuous activities which use up to 600 calories an hour. These activities include climbing stairs, jogging, digging the garden and playing football. 1. The amount of calories we use an hour depends on the activity we do. 2. When we are resting, we don’t burn calories. 3. Reading uses as many calories as writing. 4. The calories we burn for eating and washing up are the same. 5. Sunbathing uses more calories than driving. 6. Having a shower uses only 100 calories an hour. 7. Walking is very light activity. 8. Cycling and dancing use the same amount of calories. 9. Horse riding uses the most amount of calories. 10. Playing football uses fewer calories than swimming. Passage 2: Choose the correct word A, B, or C for each gap to complete the following passage (1) January 17th, 1995, a powelful earthquake hit the city of Kobe, Japan. Many buildings (2) or collapsed. Soon after the earthquake, people in Kobe (3) working together to save the city. Neighbours pulled each other out (4) .collapsed buildings. Ordinary people (5) out fires even before the fire trucks arrived. Volunteers in Kobe organised themselves into (6) . They worked out a system to send (7) .to where it was needed. Some people (8) .food, water, clothes who had lost their parents. Teams of volunteers from outside Japan helped, too. Today, Kobe has been built. But people there still remember the outpouring of support they (10) from all over the world back in 1995. 1. A. In B. At C. On 2. A. burn B. burned C. burning 3. A. to begin B. begin C. began 4. A. of B. on C. with 5. A. to put B. put C. puts 6. A. teams B. pair C. group 7. A. help B. helping C. to help 8. A. bring B. brings C. brought 9. A. part B. care C. note 10. A. receive B. received C. have received
  14. Passage 3: Read the passage and answer the questions Some people like to eat out at food stands and restaurants, while others like to prepare food at home. Often it depends on the kind of lifestyle people have. Those with very busy jobs outside the house don't always have time to cook. They like the convenience of eating out. Overall, though, it is cheaper and healthier to eat at home. While eating in restaurants is fast, the money you spend can add up. When I have dinner at restaurant with a friend, the bill is usually over twenty dollars. I can buy a lot of groceries with that much money. Even lunch at a fast-food stand usually costs five or six dollars for one person. That’s enough to feed the whole family at home. 1. Who like to eat out? 2. Why do they like that? 3. How much is a meal in restaurants? 4. What is the price of a lunch at a fast food stand? IV. WRITING Ex 1: Write passive sentences, using the cues given. 1. Kangaroos / find / Australia. 2. English / speak / many countries / the world. 3. Rice / grow / mostly / Asia. 4. Coffee / make / Brazil. 5. Carnival / hold / Brazil / every year. 6. Baseball / not play / all over the world. 7. My homework / not do / yesterday. 8. Japanese / not teach / my school. 9. My town / not visit / many tourists. 10. His bike / buy / last week. Ex 2: Complete each of the following sentences with the words or phrases given 1. I / like / collect / glass bottles /. ___ 2. Minh / think / skating / more / interesting / playing / board games /. ___ 3. Listen / music / in / free / time / is / my / favourite / hobby /. ___ 4. Mỵ / sister / and / I / share / same / hobby /. / We / often / go / fish / weekends/. ___ 5. It / easy / get / flu / . / we / should / try / keep / clean / more /. ___ 6. community service / work / you / do / for / benefits / of / community /. ___ 7. last / summer / I / provide / English / evening / classes / for / twenty / children /. ___ 8. my mother / often / donate / money / charitable / organizations /. ___ 9. The Temple / visited /by Vietnamese people / foreign tourists /. ___ 10. Many trees and flowers / take care of / gardeners at the landmark /. ___ Ex 3: Free-writing - Topic 1: Write about your favorite hobby
  15. - Topic 2: Write an informal letter of invitation to one of your friends or relatives to visit an art exhibition. - Topic 3: Write about volunteer work that you have done or want to do. V. Listening: Listen and fill in each blank with the word / number you hear A: Were you (1) . as a child? B: No, I always felt sick and weak. I had (2) . too, so I always had a runny nose, and itchy skin. A: When did that (3) ? B: My (4) . started doing sports. I wanted to, too. My sports instructor said 'Do (5) exercise, or continue to feel sick. It's up to you!' A: Was it easy? B: No! It was (6) I did more exercise, so my body ached. But slowly I felt better. A: What do you do now? B: I do (7) . around the world. It's a tough competition. You have to swim, run, and ride a bike. I use around (8) calories in one event! A: How do you prepare? B: Three (9) . things to do before the race are: eat more healthy food, (10) . more, and do more exercise. Then you'll be ready. VI. SPEAKING Part 1: Personal information - How are you? - What is your name? - How old are you? - Which class are you in? Part 2: Questions related to the topics 1. Topic 1: My hobby - What is your hobby? - When did you start your hobby? - Who do you share your hobby with? - What do you need to do this hobby? - How do you feel about the hobby? 2. Topic 2: My health - Name some common health problems in your country. - Give some advice to one of those health problems 3. Topic 3: Community service and volunteer work - Have you ever done volunteer work? - What kind of volunteer work did you do? - What do you want to do to help your community? - How are you going to do it? 4. Topic 4: Music and arts - Name some musical instruments. What is your favourite musical instrument? - Name some kinds of music. What is your favourite kind of music? 5. Topic 5: Food and drink - What is your favourite food or drink? - What ingredients do you need to cook/ make it? - How does it taste? - When do you often have it? ___
  16. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 7 NĂM HỌC 2018-2019 I. LÝ THUYẾT 1) Sự truyền ánh sáng : - Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng. - Nêu hiện tượng nhật thực nguyệt thực? 2) Sự phản xạ ánh sáng :- Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sang. - Nêu các tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ? 3) Nguồn âm : - Nhận biết nguồn âm .Nêu 5 nguồn âm thường gặp - Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? 4) Độ cao của âm-Độ to của âm: - Nêu sự phụ thuộc độ cao và độ to của âm? -Tần số -Biên độ dao động là gì? Phân biệt đơn vị của tần số và biên độ dao động 5) Môi trường truyền âm .Phản xạ âm – Tiếng vang:- Nêu các môi trường âm có thể truyền được và âm không thể truyền được - Khi nào âm phản xạ được gọi là tiếng vang? Hãy nêu những ứng dụng của âm phản xạ mà em biết? II. BÀI TẬP 1/ Thực tế : Trong các phòng mổ bệnh viện người ta thường dung hệ thống gôm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì? - Hãy tìm trong bộ chữ cái tiếng việt những chữ mà khi nhìn qua gương phẳng thì : + Ảnh không thay đổi giống chữ ban đầu . + Ảnh là một chữ mới nằm trong bộ chữ cái. 2/ Vẽ tia tới tia pản xạ -Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng : - Hãy trình bày hai cách vẽ ảnh của 1 điểm sáng S tạo bởi gương phẳng ( Vẽ 2 cách trên 1 hình –Xem lai bài 5.4 SBT vật lý 7 trang 15) - Tia sáng SI chiếu tới gương phẳng G với góc tới 600 Hãy vẽ tia phản xạ tương ứng khi gương G quay đi một góc 150 ? 3/ Vận dung công thức v = S để tìm quãng đường và thời gian âm truyền: t -Làm lại bài 14.9 SBT vật lý 7 trang 33. -Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lủa tại điểm M làm âm truyền đén điểm N cách M 1500m .Hỏi thòi gian truyền âm từ M đến N. ___ NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2018-2019 I. Nội dung ôn tập Học sinh ôn tập những kiến thức lịch sử từ tuần 1 đến tuần 16, trọng tâm là những bài học sau: 1. Trung Quốc thời phong kiến 2. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII 3. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) 4. Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần II. Một số dạng câu hỏi và bài tập. Câu 1: Trắc nghiệm khách quan (dạng câu hỏi lựa chọn đáp án đúng). Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)? Câu 3: Trình bày những nét chính diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (năm 1285)?
  17. Câu 4: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (năm 1287-1288)? Câu 5: Tại sao dưới thời Trần, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi? Câu 6: Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần? Câu 7: Đánh giá công lao của Trần Quốc Tuấn đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Câu 8: Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần? Câu 9: Nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần? Nhận xét về quân đội thời Trần? III. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1: Trắc nghiệm GV định hướng HS vận dụng kiến thức cơ bản của các bài đã học để chọn ra phương án đúng nhất Câu 2: HS nêu được những sự kiện chính sau: - Cuối năm 1257. - Tháng 1-1258. - Chủ trương của nhà Trần. - Thái độ và hành động của quân Mông Cổ. - Ngày 29-1-1258. Câu 3: HS nêu được những sự kiện chính sau: - Cuối tháng 1-1285. - Hành động của nhà Trần. - Tháng 5-1285. - Thái độ và hành động của quân Nguyên. Câu 4: HS nêu được những sự kiện chính sau: - Cuối tháng 1-1288. - Hành động của nhà Trần. - Thái độ và hành động của quân Nguyên. - Đầu tháng 4-1288. Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi: - Do sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân. Sự đoàn kết của vương hầu, quý tộc. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. - Tinh thần hi sinh quyết thắng của toàn dân. - Chiến lược, chiến thuật. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua tôi nhà Trần đặc biệt là Trần Quốc Tuấn Câu 6: HS trình bày những lĩnh vực sau: 1. Kinh tế: 2. Văn hóa:
  18. - Nông nghiệp. - Đời sống văn hóa. - Thủ công nghiệp. - Văn học. - Thương nghiệp. - Giáo dục và khoa học kĩ thuật. - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Câu 7: HS tự đánh giá Câu 8: Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan ý chí xâm lược Đại Việt của quân Nguyên Mông, - Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. - Xây dựng bồi đắp truyền thống quân sự Việt Nam. - Ngăn chặn sự bành trướng của quân Nguyên Câu 9: Quân đội, quốc phòng nhà Trần: - Gồm có cấm quân và quân ở các lộ: Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua - Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách: “Ngụ binh ư nông” - Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông - Quân đội được học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ thường xuyên - Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữa các vùng hiểm yếu